Lộ trình phát triển thể chất cho trẻ mầm non tiêu chuẩn nhất

Phát triển thể chất cho trẻ mầm non làm cơ sở cho việc giáo dục nhân cách

Song song với việc cung cấp kiến thức, việc phát triển thể chất cho trẻ mầm non cũng cần được chú trọng hàng đầu. Trẻ có sức khỏe và thể chất tốt là tiền đề cho sự phát triển toàn diện, giúp trẻ học hỏi tốt hơn, thông minh nhanh nhạy hơn. Việc phát triển thể chất của trẻ cần có phương pháp đúng đắn, khoa học, giúp trẻ phát triển tối ưu nhất.

1. Tại sao phải phát triển thể chất cho trẻ mầm non?

1.1 Xây dựng cơ sở cho việc giáo dục nhân cách

Ở độ tuổi mầm non, các hệ cơ quan của trẻ, đặc biệt là hệ thần kinh, cơ xương… hoạt động và phát triển mỗi ngày để hoàn thiện chức năng. Tâm sinh lý của trẻ lúc này cũng chưa ổn định, rất nhiều trẻ nhút nhát ở độ tuổi mầm non. Do đó, việc giáo dục phát triển thể chất cho trẻ tuổi mầm non là vô cùng quan trọng, tạo điều kiện tốt nhất để trẻ phát triển toàn diện và hình thành nhân cách tốt đẹp.

Phát triển thể chất cho trẻ mầm non làm cơ sở cho việc giáo dục nhân cách

Phát triển thể chất cho trẻ mầm non làm cơ sở cho việc giáo dục nhân cách.

Những năm đầu đời, đặc biệt là độ tuổi mầm non có ý nghĩa rất quan trọng với trẻ. Nếu được giáo dục đúng cách, trẻ sẽ phát triển đúng hướng, có sức khỏe tốt, nhân cách tốt. Khi trẻ khỏe mạnh, hoạt động của các hệ cơ quan hoàn thiện, trẻ sẽ có cuộc sống tích cực hơn, sẵn sàng học hỏi và tiếp thu.

Bên cạnh đó, trẻ cũng tự tin hơn, năng động, hoạt bát hơn, biết nhìn nhận các vấn đề của cuộc sống, yêu cái đẹp và luôn muốn hướng tới cái đẹp. Trẻ sẽ nhận thức được điều gì nên làm và không nên làm, biết thương yêu giúp đỡ người khác… là cơ sở vững chắc cho việc hình thành và giáo dục nhân cách của trẻ.

1.2 Trau dồi thêm trí lực

Trẻ có thể chất tốt là cơ sở để phát triển trí lực, tăng cường khả năng học hỏi và tư duy của trẻ. Khi trẻ khỏe mạnh, trẻ sẽ luôn trong trạng thái sẵn sàng tiếp thu kiến thức, nâng cao trí lực. Do đó, cha mẹ hãy khuyến khích trẻ tham gia nhiều hoạt động vui chơi, chạy nhảy, vận động để tăng cường sức khỏe.

Hoạt động giáo dục thể chất giúp tăng cường trí lực

Hoạt động giáo dục thể chất giúp tăng cường trí lực.

Việc bắt ép trẻ học sẽ khiến trẻ vô cùng mệt mỏi, chán nản. Khi này, trẻ không thể nào lĩnh hội kiến thức, khiến trẻ ngày càng chán và không muốn học. Rất nhiều bậc cha mẹ muốn con mình giỏi giang, thành đạt nên tạo mọi điều kiện cho con học, học càng nhiều càng tốt. Điều này vô tình khiến trẻ thêm áp lực, dần dần sợ phải đi học.

Do đó, cha mẹ hãy để trẻ tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên nhất. Vừa học vừa chơi sẽ giúp trẻ có tinh thần thoải mái, vui vẻ, cơ thể được vận động linh hoạt dẻo dai. Các trò chơi vận động, giáo dục thể chất như cầu lông, nhảy dây… giúp trẻ tăng cường khả năng vận động, các giác quan được phát triển toàn diện, nâng cao trí lực.

1.3 Hình thành ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân

Khi trẻ được bồi dưỡng, phát triển thể cách đúng hướng, trẻ sẽ hình thành được ý thức tự bảo vệ sức khỏe bản thân. Trong bất cứ hoạt động nào, trẻ cũng chú ý đến việc đảm bảo an toàn cho chính mình. Việc áp dụng nề nếp sinh hoạt chuẩn mực sẽ hình thành thói quen cho trẻ, giúp trẻ có sức khỏe tốt hơn.

Hình thành nên ý thức bảo vệ sức khỏe từ những năm đầu đời

Hình thành nên ý thức bảo vệ sức khỏe từ những năm đầu đời.

Thông qua chương trình phát triển thể chất cho trẻ mầm non, trẻ sẽ hình thành thêm nhiều thói quen để bảo vệ sức khỏe như rửa tay, tắm rửa, vệ sinh ăn uống… Những thói quen này sẽ được lặp đi lặp lại mỗi ngày, ổn định và liên tục, hình thành nên văn hóa vệ sinh ban đầu cho trẻ.

1.4 Rèn luyện kỹ năng cần thiết

Chương trình phát triển thể chất cho trẻ mầm non giúp trẻ hình thành và rèn luyện những kỹ năng cần thiết. Ngoài việc tăng cường khả năng vận động và sức khỏe của trẻ, trẻ sẽ được học thêm nhiều kỹ năng như khả năng tập trung, phán đoán, nhận xét, tính kỷ luật… Khi tham gia giáo dục thể chất với bạn bè, trẻ trở nên tự tin hơn, hòa đồng hơn, biết cách lắng nghe và chia sẻ với mọi người.

Các chuyên đề phát triển thể chất cho trẻ mầm non mang lại nhiều lợi ích cho trẻ chứ không chỉ đơn thuần giúp trẻ có sức khỏe tốt. Khi được giáo dục đúng cách, trẻ sẽ có nền tảng phát triển nhân cách tốt, biết cách bảo vệ sức khỏe của chính mình, nâng cao khả năng học tập của bản thân và được hỏi hỏi thêm nhiều kỹ năng cần thiết. Đây là bước đệm đầu đời quan trọng cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Giáo dục thể chất giúp bé học hỏi thêm nhiều kỹ năng mới

Giáo dục thể chất giúp bé học hỏi thêm nhiều kỹ năng mới.

2. Phương pháp phát triển thể chất cho trẻ mầm non

Việc giáo dục thể chất ở trẻ mầm non được chia thành 2 nhóm chính, bao gồm chế độ sinh hoạt trong ngày và tổ chức vận động.

2.1. Chế độ sinh hoạt hằng ngày giúp phát triển thể chất trẻ

2.1.1 Tổ chức ăn uống

Chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ là yếu tố cần quan tâm hàng đầu trong giáo dục thể chất trẻ mầm non. Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ giúp trẻ khỏe mạnh, phát triển về cả thể chất lẫn tinh thần. Khi nhu cầu ăn uống của trẻ được thỏa mãn, trẻ sẽ cảm nhận được tình yêu thương từ những người xung quanh.

Việc tổ chức ăn uống cho trẻ mầm non không chỉ đòi hỏi phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng mà còn phải tạo ra môi trường ăn uống lành mạnh, mang lại niềm vui cho trẻ. Một số yêu cầu cần phải đáp ứng như sau:

  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: Thức ăn nước uống có nguồn gốc rõ ràng, được chế biến hợp vệ sinh.
  • Cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ về các nhóm chất như protid, lipid, vitamin và khoáng chất…
  • Thức ăn cần phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ: Trong năm đầu đời thì sữa mẹ là thức ăn tốt nhất của trẻ.
  • Nếu không đủ sữa mẹ, có thể dùng sữa công thức để thay thế hoặc bổ sung thêm. Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, trẻ có thể ăn nhiều loại thức ăn khác ngoài sữa, được chế biến kỹ càng và tăng dần độ thô, độ cứng. Việc ăn bột, ăn cháo kéo dài từ 2 đến 3 năm hoặc cho trẻ ăn cơm quá sớm (chưa đủ 18 tháng) có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.

Cần chú trọng đến chế độ dinh dưỡng của trẻ mầm non

Cần chú trọng đến chế độ dinh dưỡng của trẻ mầm non.

  • Khuyến khích trẻ ăn theo nhu cầu của mình, không bắt ép trẻ ăn quá no.
  • Đa dạng thức ăn để cung cấp đủ các nhóm dinh dưỡng và không khiến trẻ bị chán, ngấy.
  • Tạo không khí ăn uống vui tươi, thoải mái.

Quá trình tổ chức ăn uống cho trẻ mầm non:

  • Chuẩn bị thức ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Dụng cụ ăn uống như bát đĩa, thìa, đũa… phải được vệ sinh sạch sẽ, lau khô trước khi dùng. Bàn ghế sắp xếp ngăn nắp, đặt thức ăn vừa với tầm với của trẻ.
  • Cho trẻ vệ sinh tay chân, mặt mũi sạch sẽ và đeo yếm.
  • Khuyến khích trẻ ăn hết khẩu phần của mình, tạo không khí vui vẻ, thoải mái để trẻ ăn ngon miệng hơn.
  • Chú ý theo dõi trẻ trong quá trình ăn uống để đánh giá xem trẻ có ăn ngon miệng không, có sự cố gì xảy ra với trẻ hay không để kịp thời xử lý.
  • Khuyến khích trẻ tự xúc ăn, với những trẻ còn quá nhỏ thì cần có người lớn giúp đỡ.
  • Sau khi trẻ đã ăn xong: Hướng dẫn trẻ rửa tay, súc miệng và cho trẻ uống nước. Lúc này, không nên cho trẻ vận động mạnh mà hãy cho trẻ ngồi chơi những trò chơi nhẹ nhàng như xếp hình…Không cho trẻ nằm hay ngủ ngay khi vừa mới ăn no.

Cho trẻ ăn trong trạng thái thoải mái, vui vẻ

Cho trẻ ăn trong trạng thái thoải mái, vui vẻ.

2.1.2 Tổ chức giấc ngủ

Giấc ngủ cũng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ không thua kém việc ăn uống. Giấc ngủ giúp cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn và phục hồi để trẻ lấy lại năng lượng đã tiêu hao trước đó. Đặc biệt, giấc ngủ giúp hệ thần kinh của trẻ được giải tỏa, cho não bộ được thư giãn, từ đó tăng cường khả năng học tập của trẻ.

Một số điều cần lưu ý khi tổ chức giấc ngủ cho trẻ:

  • Nhu cầu ngủ của mỗi trẻ có sự khác nhau, phụ thuộc vào độ tuổi, trạng thái sức khỏe và kiểu hình thần kinh. Những trẻ có sức khỏe yếu, hệ thần kinh yếu cần được nghỉ ngơi nhiều hơn so với trẻ khỏe mạnh.
  • Cần tạo mọi điều kiện tốt nhất để trẻ có giấc ngủ sâu và ngon, không bị thức giấc, giật mình nửa chừng.
  • Nên tập thói quen đi ngủ sớm vào buổi tối, không nên để trẻ thức khuya.
  • Rèn thói quen đi ngủ đúng giờ.

Thời gian ngủ hợp lý theo từng độ tuổi:

  • Trẻ dưới 4 tháng tuổi: từ 18 – 20 giờ/ ngày.
  • Trẻ 4 – 5 tháng tuổi: từ 16 – 18 giờ/ ngày.
  • Trẻ 6 – 12 tháng tuổi: từ 14 – 16 giờ/ ngày.
  • Trẻ 12 – 24 tháng tuổi: từ 12 – 14 giờ/ ngày.
  • Trẻ 24 – 36 tháng tuổi: từ 10 – 12 giờ/ ngày.

Giấc ngủ có vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ

Giấc ngủ có vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ.

Quá trình tổ chức giấc ngủ cho trẻ mầm non:

  • Sắp xếp không gian ngủ của trẻ gọn gàng, sạch sẽ, tạo cảm giác thoải mái và an toàn giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ.
  • Đảm bảo không có tác nhân nào có thể khiến trẻ bị tổn hại khi ngủ như muỗi, kiến…
  • Không cho trẻ vận động mạnh, chơi đùa quá kích, không dọa nạt trẻ trước giờ đi ngủ.
  • Cho trẻ ngủ với tư thế nằm ngửa hoặc nằm nghiêng, không để trẻ nằm sấp.
  • Tạo không gian yên tĩnh, ít tiếng ồn hoặc có thể hát ru, mở nhạc nhẹ nhàng.
  • Khi trẻ thức giấc, với trẻ nhỏ thì cần có người ngay để vỗ về, tránh việc trẻ sợ hãi, khóc lóc vì không thấy ai bên cạnh.
  • Hướng dẫn trẻ đi vệ sinh sau giấc ngủ.

2.1.3 Tổ chức học mà chơi

Tổ chức học tập – chơi là hoạt động vừa mang tính giáo dục thể chất, vừa nâng cao kiến thức, đạo đức cho trẻ. Hình thức và chương trình tổ chức chơi tập được tính toán, thực hiện một cách khoa học, bài bản. Trong đó, hoạt động tĩnh và hoạt động động được bố trí hợp lý, có sự xen kẽ và luân phiên với nhau. Chương trình chơi tập phù hợp với tính cách của trẻ mẫu giáo: năng động, thích chạy nhảy và vận động.

Rèn luyện sức khỏe và tư duy cho trẻ thông qua hoạt động vui chơi lồng ghép học tập

Rèn luyện sức khỏe và tư duy cho trẻ thông qua hoạt động vui chơi lồng ghép học tập

Chương trình chơi tập giúp trẻ cảm thấy thoải mái, vui vẻ, không bị gò bó, ép buộc trong việc học. Nhờ đó, trẻ tìm được những giây phút thư giãn bên thầy cô, bạn bè, ngày càng yêu thích việc đến trường. Khi trong tâm thế thoải mái nhất, trẻ sẽ dễ dàng tiếp thu kiến thức mới, từ đó nâng cao hiệu quả học tập.

Ngoài cho trẻ chơi với đồ chơi phát triển thể chất cho trẻ mầm non, việc tổ chức chơi tập cần chú ý đến việc tạo điều để trẻ thích nghi với môi trường sống. Ngoài việc cho trẻ học và chơi tại khuôn viên trường lớp, những hoạt động bên ngoài như khám phá thiên nhiên, đi dã ngoại… cũng cần được chú trọng. Thông qua các hoạt động ngoài trời, trẻ được tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên, có thêm nhiều kiến thức bổ ích về môi trường sống xung quanh. Đây cũng là một cách để rèn luyện sức khỏe của trẻ trước sự thay đổi của môi trường.

2.2. Tổ chức vận động cho các bé

2.2.1 Trò chơi vận động, thể thao

Các trò chơi vận động, thể thao giúp trẻ được giải phóng sức khỏe, tăng cường hoạt động của các hệ cơ quan, cho trẻ sức khỏe tốt hơn mỗi ngày. Các trò chơi và đồ dùng phát triển thể chất cho trẻ mầm non cần được lựa chọn kỹ càng, phù hợp với độ tuổi và khả năng để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Tổ chức các trò chơi vận động phù hợp với sự phát triển thể chất của trẻ

Tổ chức các trò chơi vận động phù hợp với sự phát triển thể chất của trẻ.

Mức độ khó và phức tạp của trò chơi vận động sẽ tăng dần theo độ tuổi của trẻ. Thông qua các trò chơi này, trẻ không chỉ được rèn luyện sức khỏe mà còn được bổ sung kiến thức và rèn luyện nhân cách, biết tôn trọng luật chơi.

2.2.2 Tập thể dục vào buổi sáng

Tập thể dục buổi sáng là hoạt động không thể thiếu trong chương trình phát triển thể chất cho trẻ mầm non. Các bài tập thể dục được thiết kế bài bản, phù hợp với trẻ từng độ tuổi khác nhau. Thông qua tập thể dục, trẻ biết cách phối hợp vận động của các bộ phận trên cơ thể một cách chủ động, nhịp nhàng. Mức độ khó của các bài tập sẽ tăng dần theo từng độ tuổi khác nhau.

Hoạt động tập thể dục vào buổi sáng có tác dụng tốt đến sức khỏe, tâm sinh lý của trẻ. Khi cơ thể vận động, quá trình trao đổi chất được đẩy mạnh, các hoạt động sinh lý cũng diễn ra mạnh mẽ hơn, hệ hô hấp được tăng cường, tế bào thần kinh hoạt động mạnh hơn…. Khi tập thể dục, trẻ được giải tỏa những mệt mỏi của cơ thể, giúp trẻ cảm thấy vui vẻ, thoải mái và năng động hơn.

Tập thể dục buổi sáng giúp cải thiện tinh thần của trẻ

Tập thể dục buổi sáng giúp cải thiện tinh thần của trẻ.

2.2.3 Đi dạo

Đây là hoạt động vô cùng lành mạnh và đa số các trẻ đều yêu thích. Khi đi dạo, trẻ được tiếp xúc với môi trường thiên nhiên với tâm trí thoải mái nhất. Trẻ được tự do hít thở không khí trong lành, được tiếp xúc với nắng, với gió… Từ đó có thể dễ dàng thích ứng với các biến đổi của môi trường.

Trẻ có thể thoải mái khám phá môi trường xung quanh, từ đó học hỏi thêm nhiều kiến thức thú vị, mới lạ. Hoạt động đi dạo mỗi ngày giúp trẻ rèn luyện thân thể, có khả năng quan sát tốt hơn, linh hoạt khéo léo hơn. Đây là những yếu tố rất cần thiết trong mọi giai đoạn phát triển của trẻ.

Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của việc phát triển thể chất chất cho trẻ mầm non. Chương trình phát triển thể chất cho trẻ cần được soạn thảo, áp dụng một cách khoa học, bài bản nhất. Từ đó tạo được nền tảng vững chắc nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ về thể chất lẫn tinh thần và trí não.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.