Các trò chơi cho bé mầm non là cách tốt nhất giúp bé khám phá thế giới xung quanh, phát triển kỹ năng và học hỏi nhiều điều mới lạ. Bài viết dưới đây, WIS sẽ gợi ý TOP các trò chơi ba mẹ chơi cùng con tại nhà đơn giản, giúp bé phát triển cả TRÍ và LỰC siêu hiệu quả.
1. Vượt chướng ngại vật – Trò chơi cùng con vận động để phát triển kỹ năng bò
a. Giới thiệu trò chơi Vượt chướng ngại vật – trò chơi cho bé mầm non tại nhà
“Vượt chướng ngại vật” là một trò chơi mà ba mẹ không thể bỏ qua nếu đang có ý định tìm kiếm các trò chơi tại nhà cho con ở dưới 18 tháng tuổi. Trò chơi này phù hợp với bé bắt đầu tập bò và chưa biết đi, giúp bé rèn luyện, phát triển các kỹ năng vận động phức tạp.
Để cùng bé tham gia trò chơi này, mẹ cần chuẩn bị:
- Đường hầm đồ chơi
- Gối và chăn mền, mỏng
- Lều hoạt hình cho trẻ (nếu có)
b. Cách chơi
Cách chơi trò “Vượt chướng ngại vật”:
- Đặt 4-5 chiếc gối liên tiếp nhau trên sàn nhà để hình thành các “chướng ngại vật” để cho bé “vượt qua”.
- Đặt đường hầm đồ chơi ở cuối đường bé di chuyển.
- Sau đường hầm, mẹ có thể đặt một chiếc lều hoạt hình nhỏ chứa những đồ chơi mà bé thích để kích thích bé tham gia trò chơi hiệu quả hơn.
2. Nhảy qua hộp – Trò chơi cho bé mầm non rèn luyện kỹ năng đứng, đi
a. Giới thiệu trò chơi Nhảy qua hộp – trò chơi cho bé mầm non tại nhà
Trò chơi “nhảy qua hộp” là một trò chơi vận động vui nhộn phù hợp với trẻ từ 18 đến 24 tháng tuổi. Thông qua trò chơi này, bé sẽ được rèn luyện nhiều hơn về các kỹ năng đi, đứng, đồng thời là khả năng giao tiếp, sáng tạo kết nối với mọi người. Để trò chơi thêm phần thú vị, cả nhà mình hãy cùng nhau tham gia chơi cùng bé nhé!
Để cùng bé tham gia trò chơi này, mẹ cần chuẩn bị:
- 6-8 hộp carton chẳng hạn như hộp đựng giày
- Màu vẽ tự nhiên và cọ
b. Cách chơi
- Đầu tiên, ba mẹ sẽ cùng bé sơn màu lên hộp để bé hứng thú và tò mò hơn với trò chơi.
- Tiếp theo, đặt các hộp giấy đã được tô màu thành một dãy thẳng hàng, lưu ý khoảng cách giữa mỗi hộp khoảng tầm từ 30-40cm.
- Sau đó, mẹ yêu cầu bé nhảy lần lượt qua từng chiếc hộp mà không được đụng vào. Mẹ có thể đặt một món ăn/ món đồ chơi mà bé yêu thích ở đích để kích thích bé tham gia chơi nhiệt tình hơn.
- Sau khi lấy được đồ chơi, mẹ yêu cầu bé quay lại vị trí xuất phát và tiếp tục thực hiện trò chơi.
3.Trò chơi vận động: Dọn dẹp phòng – trò chơi cho bé mầm non
a. Giới thiệu trò chơi Dọn dẹp phòng – trò chơi cho bé mầm non tại nhà
Dọn dẹp phòng vừa tăng cường vận động cho cả nhà vừa giúp bé hình thành thói quen tốt.
Chuẩn bị
- Tất cả đồ chơi của bé và những vật dụng trong nhà khác
- Sọt đựng đồ.
b. Cách chơi
- Đặt các đồ chơi của bé trên sàn.
- Cho bé vào phòng cùng với sọt đựng đồ và yêu cầu bé nhặt các món đồ chơi mềm. Bé sẽ nhặt chúng và bỏ vào sọt.
- Sau đồ chơi mềm sẽ đến các món đồ nhựa hay các vật dụng gia đình. Bạn có thể để những chén đĩa nhựa và yêu cầu bé nhặt chúng.
Kỹ năng phát triển: đi, đứng.
4. Trò chơi vận động: Nhảy và dừng
a. Giới thiệu trò chơi Nhảy và dừng – trò chơi cho bé mầm non tại nhà
“Nhảy và dừng” là trò chơi vận động cực kỳ thích hợp cho các bé từ 2-3 tuổi. Thông qua hoạt động không hề nhàm chán này, bé sẽ dần hình thành phản xạ vận động linh hoạt, kiên nhẫn, nhạy bén hơn.
Chuẩn bị
- Một nhóm bạn cho bé
- Người hỗ trợ
b. Cách chơi
- Mở nhạc và để bé nhảy theo cách mà mình muốn
- Thay đổi nhiều bài hát. Mỗi khi bài hát thay đổi, bé cần phải thay đổi cách nhảy.
- Hãy để người hỗ trợ quan sát bé. Bé nào nhảy đẹp và đa dạng sẽ thắng trò chơi.
5. “Ghế âm nhạc” – Trò chơi cho bé mầm non giúp rèn luyện khả năng phản xạ, ghi nhớ
a. Giới thiệu trò chơi “Ghế âm nhạc” – trò chơi cho bé mầm non tại nhà
“Ghế âm nhạc” rất thích hợp với các bé mầm non trong độ tuổi từ 3-4 tuổi. Thông qua trò chơi, bé không chỉ rèn luyện được tính phản xạ mà còn phát triển được tư duy, trí thông minh và tốc độ ghi nhớ thông tin. Để tổ chức trò chơi này, cần từ 3-4 thành viên, từ 4-5 chiếc ghế nhỏ
b. Cách chơi
Trò chơi “Ghế âm nhạc” sẽ được thực hiện như sau:
- Mẹ chỉ cần xếp ghế tạo thành hình vòng tròn nhỏ, sau đó phát nhạc và yêu cầu bé chạy vòng tròn quanh ghế.
- Khi nhạc dừng lại, bé sẽ phải ngồi vào chiếc ghế gần nhất. Bé nào không có ghế ngồi sẽ bị loại.
- Để tiếp tục trò chơi, mẹ sẽ thể lấy bớt mỗi cái ghế sau mỗi hiệp rồi phát nhạc. Trò chơi sẽ tiếp tục cho đến khi chỉ còn một bé cuối cùng ngồi trên ghế và đó là bé dành chiến thắng.
Hi vọng những thông tin trên sẽ thực sự hữu ích, giúp ba mẹ có thể tổ chức nhiều trò chơi vui nhộn, hấp dẫn tại nhà cho bé để bé có thể gắn kết cùng bố mẹ và phát triển cả thể chất lẫn trí tuệ.