Dạy trẻ mầm non cần căn cứ theo khả năng và tư chất của bé. Theo nghiên cứu của nhà tâm lý học Howard Gardner, trẻ em có đến 8 loại hình trí thông minh khác nhau. Ứng với mỗi loại trí thông minh, mỗi đứa trẻ sẽ nổi trội ở những lĩnh vực khác nhau.
Do đó, các bậc phụ huynh nên biết bé nhà mình có loại trí thông minh nào. Từ đó định hướng giúp trẻ phát triển tối đa khả năng của bản thân. Hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết sau từ WIS.
1. Phát triển trí thông minh trẻ mầm non qua tám loại hình cơ bản:
a. Trí thông minh trẻ mầm non về logic – toán học
Những trẻ có trí thông minh logic – toán học thường nổi trội với khả năng lập luận tốt, khả năng suy luận một cách khoa học và logic. Trẻ có xu hướng thích các trò chơi liên quan đến tính toán, con số, ghép hình… Cách giúp phát triển loại trí thông minh của trẻ trên phương diện logic – toán học là dạy trẻ cách tính nhẩm hoặc sử dụng máy tính để tính toán; dạy trẻ chơi các trò chơi chiến lược như cờ tướng, cờ vua, caro… hoặc trò chơi giải các câu đố logic; dạy trẻ cách sắp xếp, phân loại sự vật xung quanh theo màu sắc, hình dạng, kích thước…
b. Trí thông minh trẻ mầm non về âm nhạc
Trẻ có trí thông minh âm nhạc có khả năng cảm thụ, ghi nhớ âm thanh, nhịp điệu, tiết tấu…Trí thông minh âm nhạc còn thể hiện ở khả năng bắt chước âm thanh, hát lại một bài hát chuẩn xác.
Để hỗ trợ bé phát triển tốt nhất tố chất này, các bậc phụ huynh có thể cho bé tham gia vào các lớp âm nhạc. Nên cho trẻ nghe nhạc thường xuyên. Hoặc có thể cho bé tự chọn lựa các bài hát yêu thích. Ba mẹ có thể khuyến khích trẻ vỗ tay theo nhịp hoặc sáng tác các giai điệu mới…
c. Thông minh ngôn ngữ
Trí thông minh ngôn ngữ là một trong 8 loại trí thông minh của trẻ thể hiện thông qua ngôn ngữ, bao gồm cả việc nói và viết của trẻ. Trẻ yêu thích các câu từ, chữ viết, ngữ nghĩa như các câu chuyện kể, chuyện cổ tích, thơ ca, các trò chơi ô chữ, các câu đố… Bên cạnh đó, trẻ sẽ có khả năng diễn đạt cảm xúc và suy nghĩ của mình thông qua ngôn ngữ tốt hơn.
Để giúp trẻ phát huy tối đa trí thông minh ngôn ngữ, các bậc cha mẹ nên thường xuyên đọc truyện cho cùng bé. Ba mẹ nên lắng nghe bé kể những câu chuyện của mình. Hãy khích lệ trẻ giao tiếp nhiều hơn với mọi người xung quanh. Tập cho trẻ thói quen đọc sách, viết nhật ký hoặc tham gia hoạt động báo tường trên lớp…
d. Thông minh môi trường thiên nhiên
Trí thông minh tự nhiên hay còn gọi là trí thông minh thiên nhiên thể hiện qua khả năng quan sát, khám phá thế giới tự nhiên của trẻ. Đặc điểm dễ nhận thấy ở loại trí thông minh của trẻ này là các bé rất yêu thích thiên nhiên và các hoạt động ngoài trời từ động vật, thực vật cho đến môi trường. Để giúp trẻ phát triển, cha mẹ nên cho bé tiếp xúc nhiều với cây cối, con vật; dạy trẻ về thế giới tự nhiên và các hiện tượng tự nhiên như núi lửa, rừng, biển, mưa, băng tan…; cho trẻ đọc sách về các loài động thực vật, côn trùng; nuôi thú cưng hoặc trồng hoa trong nhà…
Trẻ tham gia các lớp học ngoài trời
e. Trí thông minh trẻ mầm non về giao tiếp, tương tác xã hội
Các bé có trí thông minh giao tiếp – tương tác xã hội thích việc giao tiếp xã hội, tương tác với mọi người xung quanh.Trẻ rất dễ kết bạn và hòa nhập nhanh với môi trường mới. Trẻ thường xuyên giúp đỡ các bạn cùng tuổi và thích làm việc đội nhóm, hợp tác với người khác. Ba mẹ có thể khuyến khích con tham gia các hoạt động đội nhóm, các lớp kịch nói, diễn xuất, MC… giúp rèn luyện khả năng tương tác của trẻ. Hãy thường xuyên đưa trẻ đi nhiều nơi. Hãy giúp trẻ có nhiều góc nhìn khác nhau về sự vật, hiện tượng…
f. Trí thông minh thể chất – vận động
Trí thông minh thể chất – vận động thể hiện qua các khả năng vận động cơ thể khéo léo. Trẻ thường yêu thích và nổi bật trong các hoạt động thể chất như thể thao, khiêu vũ, đóng kịch… Có nhiều cách giúp phát triển trí thông minh của trẻ về mặt thể chất – vận động. Ba mẹ nên cho bé tham gia nhiều các hoạt động thể thao như đá bóng, bơi lội, chạy bộ…. Ba mẹ cũng có thể cho trẻ tham gia các lớp võ thuật, khiêu vũ, đóng kịch… tùy theo sở thích. Hãy khuyến khích trẻ thường xuyên tham gia các trò chơi bật nhảy, nhảy dây, đuổi bắt cùng bạn bè…
g. Trí thông minh nội tâm
Trí thông minh nội tâm là một trong 8 loại trí thông minh trẻ mầm non thể hiện ở việc trẻ biết rõ sở thích, điểm mạnh, điểm yếu, cảm xúc của mình và có khả năng suy nghĩ độc lập. Với loại hình trí thông minh này, các bé thường có tính cách hướng nội. Bé thích làm việc độc lập và ít hòa nhập với đám đông. Những cách giúp trẻ phát triển trí thông minh nội tâm là cha mẹ nên để bé nêu ra quan điểm của mình, hạn chế áp đặt trẻ; dành cho trẻ không gian riêng học tập và chơi một mình; dạy trẻ cách quản lý cảm xúc cá nhân…
h. Trí thông minh trẻ mầm non về không gian
Trí thông minh không gian thể hiện qua khả năng cảm nhận, nhận thức hình ảnh, màu sắc, đường nét và không gian. Trẻ có trí thông minh không gian thường học tập hiệu quả hơn thông qua hình ảnh và thích các họa tiết, hoa văn, mô hình… Các bậc phụ huynh có thể giúp bé phát triển khả năng này. Ví dụ như chơi cùng bé các trò chơi xếp hình, nối chữ, ô chữ…, cho bé vẽ các khối hình hoặc vẽ tự do theo sở thích. Hoặc có thể để bé tự trang trí góc học tập của mình…
2. Cách phát triển các loại trí thông minh trẻ mầm non
a. Phát triển trí thông minh trẻ mầm non có quá khó hay không?
Trẻ em thực sự thích học hỏi. Nếu được cha mẹ ủng hộ, hỗ trợ thì đó là một lợi thế thực sự cho trẻ. Ba mẹ quan tâm giúp con phát triển được tiềm năng là điều kiện để có trẻ thông minh.
b. Muốn nâng cao trí thông minh trẻ mầm non, ba mẹ hãy làm những điều này:
Nuôi dưỡng não: một đứa trẻ cần được ăn một chế độ ăn uống cân bằng để cung cấp năng lượng cho cơ thể, thực phẩm dinh dưỡng rất quan trọng cho não đang phát triển và sự phát triển của trẻ.
Dạy trẻ cam kết: trẻ em sẽ học hỏi từ cha mẹ. Cha mẹ cần chỉ cho con mình cách cam kết với điều gì đó quan trọng. Khi trẻ lớn hơn và có thể từ bỏ những thứ bé từng yêu thích.
Chỉ cho trẻ biết cách kiểm soát bản thân: cho con bạn thấy rằng mọi thứ không phải lúc nào cũng đi theo kế hoạch. Điều quan trọng là cách trẻ phản ứng với những tình huống mới.
c. Hai điều ba mẹ cần phải làm thường xuyên
Khuyến khích trẻ tự tin và tin tưởng vào khả năng của mình: trẻ cần biết rằng bé có thể làm những việc bé chưa từng thử qua. Ba mẹ hãy động viên để bé vượt qua phạm vi an toàn, và khám phá khả năng của mình.
Yêu thương và hỗ trợ trẻ: ba mẹ không cần phải là một người quá bao bọc hay tạo áp lực quá lớn cho con. Dù không có tố chất thiên tài nhưng trẻ vẫn có thể thành công nhờ ba mẹ dạy dỗ đúng.
Qua chia sẻ của WIS, hi vọng ba mẹ hiểu thêm về loại trí thông minh nào của bé. Từ đó có những phương pháp phù hợp giúp phát triển trí thông minh trẻ mầm non cho con mình.