TRẺ MẦM NON CÓ NÊN TÌM HIỂU VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG?

Không giống như người lớn, trẻ nhỏ chưa có sự trưởng thành để biết mình nên và không nên làm gì khi trẻ tham gia giao thông chẳng hạn như đi bộ trên đường. Nếu như không có sự giám sát của ba mẹ hoặc người thân và những kiến thức về an toàn giao thông, trẻ có thể gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào.
Đây có thể là một điều khó khăn cho người lớn chúng ta để luôn đảm bảo an toàn cho trẻ khi tham gia giao thông. Vì thế, dạy cho trẻ những bài học về an toàn ngay từ độ tuổi nhỏ là vô cùng cần thiết và hữu ích đối với trẻ.
Hãy cùng WIS và bé tìm hiểu về những điều cần lưu ý khi tham gia giao thông để đảm bảo an toàn tuyệt đối nhé.
1. Quan sát đèn tín hiệu:
Dạy cho trẻ nhận biết và ý nghĩa của các đèn tín hiệu và biển báo giao thông. Ví dụ như:
• Đèn xanh xe chạy.
• Đèn đỏ xe dừng.
• Đèn vàng xe cộ di chuyển chậm lại.
• Vạch kẻ đường dành cho người đi bộ băng qua đường.
Đây là những tín hiệu giao thông cơ bản mà trẻ mầm non cần được dạy và ghi nhớ khi tham gia giao thông.
2. Kỹ năng băng qua đường:
Dạy trẻ luôn luôn quan sát đèn tín hiệu và sử dụng vạch kẻ băng qua đường. Nhìn trái. Nhìn phải. Lắng nghe tiếng động cơ xe và còi xe. Quan sát xe cộ lưu thông về phía của mình. Nếu đang có phương tiện di chuyển, chở và băng qua đường khi không có xe cô đang đi tới.
Ở độ tuổi nhỏ như trẻ mầm non, trẻ không nên băng qua đường khi không có sự hỗ trợ của người lớn.
3. Không nên chạy giỡn trên đường.
Một số trẻ không có đủ kiên nhẫn và có xu hướng chạy trên đường hay chạy qua đường.  Trẻ dễ bị thu hút bởi những trẻ nhìn thấy trên đường và chạy rời khởi tầm quan sát của người lớn. Điều này rất nguy hiểm. Vì thế, chúng ta nên dạy cho trẻ tại sao không nên làm như thế và thường xuyên quan sát nhắc nhở trẻ khi tham gia giao thông.
4. Luôn luôn đi bộ trên vỉa hè.
Dạy cho trẻ phần đường nào dành cho người đi bộ và phần đường nào dành cho xe cô lưu thông. Nếu như đường hẹp không có vỉa hè, trẻ nên đi sát về phía bên trái của con đường để có thể quan sát xe cô đang đi đến.
5. An toàn khi di chuyển bằng xe hơi.
Trẻ có xu hướng đưa tay hay thò đầu ra khỏi cửa sổ xe hơi hay xe buýt khi xe đang lưu thông. Điều này có thể gây tai nạn chấn thương nghiêm trọng. Khi trẻ bất cẩn, trẻ có thể va chạm với những phương tiện lưu thông khác hoặc trẻ có thể va đập với những vật thể ở gần con đường như cây cối, cột đèn, cột đèn tín hiệu, v.v.
6. Luôn đội mũ bảo hiểm khi đi trên xe đạp và xe gắn máy.
Không nên cho trẻ lái xe đạp trên đường lớn có xe cô qua lại tấp nập và không có sự giám sát theo dõi của người lớn. Việc đội mũ bảo hiểm sẽ giúp bảo vệ an toàn và giảm nhẹ tổn thương cho trẻ khi xảy ra va đập như té ngã.
Mời ba mẹ và các bạn xem video clip dưới đây để xem các bạn học sinh WIS đã có những bài học về an toàn giao thông như thế nào nhé.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.