Dạy tiếng anh cho trẻ mầm non đang trở thành xu thế được nhiều ba mẹ lựa chọn hiện nay. Tuy nhiên, việc cho trẻ học ngoại ngữ khi mới từ 3-5 tuổi là giai đoạn khá nhạy cảm. Bởi tại thời điểm này, bé vẫn đang dần hoàn thiện vốn tiếng Việt của mình. Dưới đây là tổng hợp các thông tin cha mẹ cần trang bị để đồng hành và cùng bé học tiếng Anh cho trẻ mầm non.
1. Độ tuổi “vàng” để dạy tiếng anh cho trẻ mầm non
a. Tại sao nên dạy tiếng anh cho trẻ mầm non?
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, độ tuổi mầm non là giai đoạn vàng giúp bé phát triển ngôn ngữ. Nhiều chuyên gia còn khẳng định, đợi bé tới 7 tuổi mới cho học ngoại ngữ là quá trễ. Theo đó, 3 – 5 tuổi chính là thời điểm lý tưởng nhất để cha mẹ cho bé học tiếng Anh mầm non.
Khi được học tiếng Anh ngay từ độ tuổi mầm non, khả năng tiếng Anh của con sẽ phát triển rất nhanh. Nếu được dạy bài bản, đúng đắn và phù hợp thì bé sẽ phát âm chuẩn như người bản xứ. Ngoài ra, khả năng sử dụng tiếng Anh của trẻ cũng sẽ linh hoạt và mềm mại hơn so với việc học tiếng Anh bằng ý thức.
b. Dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non – Ba mẹ có thể dạy con những gì?
Dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non giống như việc dạy tiếng Việt cho bé vậy. Cha mẹ nên lựa chọn những chủ đề cơ bản và gần gũi với bé. Từ đó, bé sẽ đặt ra nhiều câu hỏi xung quanh chủ đề đó và cuộc sống, là chìa khóa mở ra các chủ đề tiếng Anh hấp dẫn cho bé.
Các bé có cơ hội được học ngôn ngữ khác tiếng mẹ đẻ ngay từ khi còn nhỏ sẽ sử dụng “chiến lược học bẩm sinh” này để học ngôn ngữ khác. Từ đó, bé sẽ có thể học ngôn ngữ thứ 3, thứ 4,… một cách dễ dàng hơn và tiếp thu nhanh chóng hơn.
Bộ não của trẻ nếu tiếp xúc với tiếng Anh càng sớm thì càng tiếp nhận được nhiều kiến thức. Để tận dụng thời điểm vàng này, ba mẹ nên tìm hiểu và chọn những chương trình học chất lượng cho con. Bởi đây là những viên gạch đầu tiên cho nền móng tiếng Anh vững chắc sau này của bé.
2. 6 nguyên tắc dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non dành cho ba mẹ
Cha mẹ dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non cần các phương pháp và những quy tắc riêng. Hãy ghi nhớ 6 nguyên tắc vàng dưới đây để có thể dạy bé tiếp thu một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Khi áp dụng được những nguyên tắc này, chắc chắn bé sẽ có thêm hứng thú. Bé sẽ hăng hái học hỏi và dần hoàn thiện kỹ năng tiếng Anh của mình.
a. Ưu tiên trò chơi khi dạy tiếng anh cho trẻ mầm non
Chính xác thì có thể nói đây là nguyên tắc “Dạy mà không dạy”. Trong đó, cha mẹ không cần phải tuân theo bất kỳ một giáo trình nhất định nào cả. Hãy tạo cho bé một sân chơi đa dạng và nhiều màu sắc bằng tiếng Anh. Từ đó, bé có thể tự mình làm chủ tiếng Anh và chủ động bổ sung thêm các hoạt động khác vào đó.
b. Ưu tiên hoạt động, hình ảnh hơn áp dụng lý thuyết
Hình ảnh, trò chơi, diễn kịch, hoạt hoạ,… là các hoạt động nói chung nhằm giúp bé có thể tham gia vào môi trường tiếng Anh một cách tự nhiên nhất và không gượng ép. Các hoạt động đa dạng và hình ảnh sống động sẽ giúp bé hình thành phong cách học tập riêng. Đó cũng là nền tảng của chất lượng và hiệu quả học tập. Bé vừa tiếp thu được kiến thức mà không cần tới lý thuyết khô khan trong sách vở.
c. Sử dụng học cụ khi dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non
Việc bám theo một giáo trình sẽ hạn chế năng lực sáng tạo của bé. Nó có thể khiến bé có thói quen ỷ lại và lười suy nghĩ. Hơn nữa, để đa dạng hoá các hoạt động dạy trẻ, cha mẹ nên tăng cường đầu tư thiết bị học cụ. Việc sử dụng các thiết bị công nghệ cao hoặc các phần mềm kết hợp với học cụ sẽ giúp đẩy nhanh và khuyến khích cho bé nắm bắt ngôn ngữ, tăng hiệu quả tiếp thu hơn.
d. Tập trung nói nhiều hơn nghe và viết
Thực tế thì kỹ năng nói là dễ học và dễ bắt chước nhất trong việc học ngoại ngữ. Khi nói được, bé có thể tự tin sử dụng và học tiếng Anh trong cuộc sống hàng ngày. Cha mẹ có thể sử dụng các video, bài hát, truyện đọc,… có phát âm chuẩn cho bé nghe. Dần dần bé hình thành được thói quen phát âm chuẩn, có ngữ điệu nhấn nhá. Sau một thời gian bé có thể giao tiếp được như người bản xứ.
e. Cho trẻ bắt chước hơn là dạy ngữ pháp
Bắt chước là một trong những hành động không thể thiếu của trẻ, đặc biệt là học ngoại ngữ. Bé bắt chước sẽ giúp quá trình học tập diễn ra nhanh hơn. Cha mẹ có thể cho trẻ tiếp cận với các video, hình ảnh hay cuốn truyện. Bé có thể hóa thân vào và bắt chước theo các nhân vật trong đó. Việc tiếp thu từ vựng sẽ được thực hiện hiệu quả và bé nhớ được lâu hơn.