Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 3 tuổi mà bố mẹ cần chú ý. Bước sang tuổi thứ 3, bé tăng trưởng rất nhanh, ở thời điểm này trẻ thường hiếu động hơn, nên nhu cầu ăn và tiêu hao năng lượng cũng cao hơn. Trong các phương pháp giáo dục trẻ thông minh sớm, việc đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ cũng là một phần không thể nào thiếu.
Về năng lượng, mỗi ngày trẻ cần cung cấp khoảng 100 Kcal/kg cân nặng mỗi ngày, các loại dinh dưỡng chủ yếu như chất bột, chất đạm, vitamin và chất béo là không thể thiếu trong bữa ăn của trẻ. Về chất bột có thể lựa chọn cho bé cơm nát, cháo, mì,…, chất đạm gồm tôm cua, thịt gà, lợn, bò,…thêm cả lạc vừng. Ngoài ra, dầu mỡ trong bữa ăn cũng là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng. Một ngày trẻ nên ăn khoảng 150g gạo.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 3 tuổi tạo nền tảng phát triển tốt cho con.
Vì vậy, cha mẹ cần chú ý đến chế độ ăn của trẻ cân đối, hài hòa làm sao đáp ứng đủ dinh dưỡng mà cơ thể cần để trẻ phát triển khỏe mạnh.
1. Sự quan trọng ở chế độ dinh dưỡng cho trẻ lên 3
Các chuyên gia ở khoa dinh dưỡng nhi cho biết, ở độ tuổi lên 3 các bé có nhu cầu phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng ở não bộ. Ở lứa tuổi này, bé cần đủ năng lượng từ các chất dinh dưỡng cung cấp để phát triển 80% trí lực não bộ so với người lớn.
Thể chất của bé cũng sẽ tăng trưởng rất nhanh trong giai đoạn 3 tuổi. Các bé lớp mầm non thường có những hoạt động ngoại khóa, vui chơi ngoài trời, tiêu hao nhiều năng lượng. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 3 tuổi cần được bổ sung nhiều dưỡng chất và thực phẩm phong phú. Tuy nhiên, do hệ tiêu hóa của bé còn chưa phát triển so với người lớn nên bố mẹ cần cân nhắc để bảo vệ sức khỏe cho con.
2. Đặc điểm ở sinh lý của trẻ 3 tuổi
Nắm bắt tâm sinh lý trẻ 3 tuổi nhằm đề ra chế độ dinh dưỡng tốt nhất.
- Trẻ 3 tuổi vẫn có dạ dày nhỏ và khả năng tiêu hóa chưa cao. Bố mẹ nên chọn thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa cho con.
- Chiều cao trung bình có thể đạt đến 95,1cm – 96,1cm và nặng 13,9kg – 14,3kg
- Bố mẹ không nên thúc ép trẻ ăn quá nhiều, nên cho trẻ ngừng ăn khi no hoặc không có hứng thú ăn.
- Bé mới 3 tuổi vì vậy rất thích ăn những thức ăn có vị ngọt, điều này dễ dàng có nguy có mắc bệnh béo phì nếu ăn quá nhiều.
- Nhiều bé sẽ kén cá chọn canh, không ăn cái này, không ăn cái kia đặc biệt rất lười ăn rau, chỉ thích ăn thịt và đồ ăn vặt.
- Nhiều bé thích tự ăn hơn là đút cho bé ăn, vì ở giai đoạn này bé bắt đầu học cách bắt chước mọi hoạt động của người lớn rất nhanh.
3. Mẹo chọn thực phẩm cho trẻ 3 tuổi:
- 150 – 200Gr cơm. Trong ngày nếu bé đã được ăn các món như nui, bún, miến, phở, … Bạn nên giảm 1 phần cơm.
- 150-200Gr chất đạm. Cần bổ sung dưỡng chất có trong thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu,…
- Dầu thực vật cung cấp nhiều vitamin như A, B3, B6, E,… cần bổ sung 3 muỗng mỗi ngày trong mỗi bữa chính
- 150 – 200Gr. Chất xơ từ rau củ, trái cây giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
- 400 – 500 ml Sữa đã được tách chất béo hoặc ít béo
- 700 – 800 ml nước tinh khiết mỗi ngày
- Ninh nhừ, băm nhỏ thịt, nghiền rau củ cứng để bé dễ dàng thưởng thức đồng thời hấp thụ chất dinh dưỡng nhanh hơn.
Cung cấp đủ dưỡng chất cho trẻ 3 tuổi qua một chế độ ăn hợp lý.
- Tách xương từ cá để tránh gây hại khi bé mắc phải xương
- Rau nên thái nhỏ, luộc hấp mềm
- Củ nên gọt sạch vỏ, thái nhuyễn và nấu đến khi thật mềm.
- Sữa pha với nước đun sôi 100 độ C, khuấy đều hòa tan, để cho hơi ấm trước khi trẻ uống
- Cha mẹ nên chọn các thực phẩm quen thuộc với trẻ từ nhỏ.
- Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ 3 tuổi nhưng không đồng nghĩa mỗi bữa ăn quá nhiều thức ăn.
- Nên lựa chọn những thực phẩm dinh dưỡng như khoai lang, các loại hạt, ngũ cốc… trong những bữa ăn nhẹ. Đồng thời khuyến khích trẻ ăn nhiều rau xanh, ăn vừa phải có đồ ăn nhiều chất béo.
- Một điều đáng chú ý chọn các thực phẩm lành mạnh là cần thiết, song cũng phải chú ý đến sở thích của bé.
4. Thực đơn cho trẻ 3 tuổi:
Dưới đây là thực đơn cho trẻ mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo. Bố mẹ phải luôn nhớ ưu tiên ngũ cốc, đạm và chất béo là quan trọng nhất, ngoài ra vitamin, chất khoáng cũng cần thiết nhưng chỉ là một phần của bữa ăn.
Bữa sáng – 7h:
- Một lát bánh mì nho
- Cháo thịt với rau + ¾ cốc sữa
- Trứng gà luộc + Sữa ít béo
Bữa nhẹ giữa sáng – 9h :
- ½ trái cây: chuối, táo, lê,…
- Đồ ăn vặt: bánh quy, sữa chua,…
Bữa trưa – 11h:
- Cơm nát
- Bánh mì với thịt ( trứng, cá, tôm)
- Rau xanh ăn kèm
- ¾ cốc sữa
Bữa chiều – 14h:
- Nước trái cây hoặc trái cây nghiền
- Sữa chua
- ½ cốc sữa đậu nành
Bữa tối – 18h:
- Cơm nát + thức ăn: tôm, thịt gà, thịt lượn với cà chua, bí đỏ, cà rốt,…
- Tráng miệng chuối, hồng xiêm,…
Không ăn quá nhiều vào buổi tối tránh trẻ chậm tăng cân.
Bữa nhẹ trước đi ngủ – 20h:
- ½ cốc sữa
- 1 bánh hoa quả.
- Bánh flan
- Rau câu.
- Chè
5. Một vài mẹo giúp trẻ ăn nhiều:
- Cha mẹ có thể lên thực đơn theo sở thích của trẻ tuy nhiên cần phải đảm bảo về mặt dinh dưỡng.
- Nên cho trẻ ăn cùng cả nhà không nên tách riêng vì như thế sẽ làm trẻ vui vẻ hơn, ăn nhiều hơn.
- Để bé ăn từ từ, đừng ép trẻ ăn. Tuy nhiên theo nghiên cứu của các chuyên gia bữa ăn chỉ ngon trong vòng 30 phút đầu tiên và trẻ cũng chỉ muốn ăn trong vòng 30 phút. ĂN từ từ không đồng nghĩa với ăn chậm, kéo dài thời gian. Nếu 30 phút bé vẫn không chịu ăn, cha mẹ nên dọn bữa đi để bé đói, chứ đừng cố ép bé.
- Nhờ trẻ phụ giúp nấu ăn, điều này vừa cải thiện được khả năng làm việc nhà, vừa giúp bé tò mò về món ăn và muốn nếm thử chúng.
Cho trẻ tập phụ mẹ nấu ăn bằng những việc đơn giản.
- Hãy trang trí đồ ăn thật bắt mắt, đặt trong những chiếc bát và thì thật dễ thương, có hình ảnh ngộ nghĩnh. Tạo cảm giác thích thú khi ăn.
- Bố mẹ có thể tự làm những món ăn vặt bổ dưỡng cho bé và cung cấp để trẻ ăn thường xuyên hơn như sữa chua,…