Đối với việc nuôi dạy bé mầm non, 0-3 tuổi là giai đoạn tốt nhất để giáo dục thói quen suốt đời. Chính vì thế, phương pháp nuôi dạy bé mầm non con từ 0 3 tuổi rất quan trọng. Hãy cùng WIS tham khảo phương pháp nuôi dạy trẻ ở độ tuổi này nhé.
Những kĩ năng giúp bé tự lập vô cùng quan trọng. Nó không chỉ giúp bé tăng tính chủ động mà còn kích thích các giác quan, linh hoạt hơn.
1. Phương pháp dạy bé mầm non tự ăn
a. Kiên trì dạy bé mầm non tự tập ăn
Có bé tự học xúc ăn rất nhanh nhưng cũng có bé cần nhiều thời gian hơn đôi chút để học. Nhưng điều quan trọng là bạn không nên lấy mốc thời gian của những đứa trẻ khác làm “chuẩn” khi dạy con mình bất cứ việc gì, kể cả việc tự ăn.
Trong những lần đầu tiên tập tự ăn một mình, hầu như bé nào cũng sẽ dùng tay bốc, làm rơi vãi thức ăn tung tóe khắp nơi. Tuy có hơi cực khi lau dọn nhưng cha mẹ hãy kiên nhẫn cho bé tự tập ăn nhiều lần nữa. Đến khi bé nhận ra tay và quần áo trông thật bẩn khi bị dính đầy thức ăn, bé sẽ biết tự dùng muỗng để xúc ăn gọn gàng mà thôi.
b. Cho bé tập ăn món ưa thích trước
Cha mẹ sẽ không thấy khó khăn trong quá trình dạy bé mầm non tự xúc ăn. Nếu tập cho bé tự ăn những món hợp ý thích trước. Từ khi mới chập chững biết đi, nhiều trẻ đã có món khoái khẩu của riêng mình. Bạn hãy ghi lại liệu món ăn trong buổi hôm đó con ăn có ngon hay không để lần sau nấu lại cho bé ăn nữa. Hẳn là khi bắt đầu tập ăn, bé sẽ thích thú hơn trước món hợp gu của mình!
c. Cho bé “trải nghiệm” nhiều loại thức ăn
Các bậc phụ huynh đừng quá lo lắng việc con sẽ hóc thức ăn mà không cho con thử các món mới. Hãy dạy bé mầm non ăn nhiều món đa dạng, nhất là các loại trái cây để bé hấp thụ đầy đủ dưỡng chất. Có thể ban đầu bé sẽ nhả ra nhưng sau vài lần, bé sẽ quen và tự xử lý được thức ăn thô một cách dễ dàng.
Ngoài ra, đừng quên chọn chén dĩa bắt mắt sẽ khiến bé yêu thích giờ ăn hơn nhé!
d. Tạo tâm lý thoải mái cho bé
Ai cũng biết trẻ con rồi cũng sẽ lớn lên nên vấn đề tự xúc ăn sớm hay muộn, phụ huynh cũng nên để trẻ thoải mái. Quan trọng là con lúc nào cũng vui vẻ trong giờ ăn. Với tâm lý dễ chịu, không bị gò bó, trẻ sẽ nhanh học được kỹ năng mới.
Người làm cha làm mẹ nên tôn trọng con ngay cả trong việc ăn uống. Dù bé làm mặt mày nhem nhuốc hoặc đổ thức ăn khắp nơi, bạn tuyệt đối không nên la mắng làm bé bị tổn thương. Thay vào đó, đừng tiếc lời khích lệ mỗi khi bé có thể xúc ăn mà ít bị rơi vãi.
2. Phương pháp dạy bé mầm non tự ngủ
Thường thì ông bà ta hay ru ngủ các bé bằng thơ, bằng ca dao hay các bài ca. Tuy nhiên, sẽ cần phải bồng bế bé mà việc bế nhiều có thể ảnh hưởng tới cột sống của trẻ. Đối với gia đình bận rộn thì việc ru bé ngủ sẽ rất mất thời gian. Chính vì thế, tập cho bé tự ngủ rất cần thiết. Mẹ hãy lặp lại hành động lau người, mát xa, bật nhạc cho bé và đưa bé vào giấc ngủ tự nhiên. Ban đầu có thể bé sẽ khóc vài ngày nhưng hãy kệ bé vì bé sẽ nhanh quen thôi.
a. Kích thích thị giác
Theo các phương pháp dạy bé mầm non từ 0 – 3 tuổi thì việc các mẹ cho bé quan sát những vật màu đen và trắng kẻ sọc khoảng 3 phút mỗi ngày, liên tục trong một tuần. Khả năng tập trung của bé từ chưa đầy 5 giây sẽ tăng lên 1 phút đến 1 phút rưỡi. Khả năng này có liên quan tới việc trẻ học hỏi mọi thứ sau này. Vì thế, xung quanh giường của trẻ sơ sinh, mẹ nên dán ảnh những cảnh quan nổi tiếng thế giới. Để bé mới lọt lòng tiếp xúc với hình ảnh, màu sắc sẽ tốt cho phát triển thị giác của trẻ.
b. Dạy bé mầm non rèn luyện thính giác
Các mẹ hãy cho bé nghe nhạc nhẹ mỗi ngày với thời gian tăng dần. Những ngày đầu có thể khoảng 5-10 phút, sau đó thì 15 phút và 20 phút hoặc hơn. Điều này sẽ giúp bé phát triển thính giác tốt hơn, nhạy cảm với âm thanh hơn.
Ngoài ra, xúc xắc có rất nhiều màu sắc và âm thanh vui tai. Đây là trò chơi mà ba mẹ không nên bỏ qua trong những tháng đầu đời. Bé sẽ học được rất nhiều từ việc lắng nghe và nhìn. Mẹ cầm xúc xắc trước mặt bé và lắc. Hoặc mẹ có thể đeo xúc xắc vào chân tay của trẻ. Sau đó mẹ hãy quan sát và di chuyển cơ thể của bé theo tiếng xúc xắc. Khi bé được 1 tuổi, bé sẽ tự cầm nắm xúc xắc và tự chơi một mình. Trò chơi này giúp trẻ vừa phát triển thị giác, thính giác và cả xúc giác rất hiệu quả.
c. Dạy bé mầm non rèn luyện xúc giác
Rèn luyện xúc giác cho trẻ cũng là một phương pháp nuôi dạy con từ 0-3 tuổi. Các bà mẹ nên chạm núm vú của mình vào các vị trí trên khuôn mặt em bé như môi, miệng,… Điều đó làm cho em bé nhanh chóng cảm nhận được vị trí trên – dưới, phải – trái, xúc giác. Ngoài ra, cho trẻ cầm ngón tay mẹ cũng là cách để trẻ phát triển xúc giác tốt hơn.
Những con thú nhồi bông mềm mại, dễ thương sẽ làm bé thích thú. Bé sẽ khám phá những con vật dễ thương này. Điều này sẽ giúp xúc giác của trẻ phát triển.
Bé từ 6 tháng tuổi trở lên đã biết “kết bạn” với thú bông để ôm bên mình khi ngủ. Mẹ có thể trò chơi cho bé là “ú òa” bằng sự xuất hiện và biến mất của thú nhồi bông. Bé sẽ rất thích thú đấy. Với đồ vật này, mẹ nên lưu ý giặt giũ thường xuyên và kiểm tra nút cài chắc chắn, không để trẻ nuốt vào miệng.
d. Kết luận
Bất kể phương pháp dạy bé mầm non nào cũng cần kiên trì, tỉ mỉ và nghiêm túc. Quá trình này cần sự tương tác lâu dài giữa ba mẹ và bé. Các bài học, bài tập thể chất sẽ giúp ba mẹ và con cái hiểu nhau hơn. Chúng sẽ nuôi dưỡng hoàn hảo cho tình yêu gia đình.
Tại Hệ Thống Trường Mầm Non Song Ngữ Quốc Tế WIS, bé sẽ được học tập và rèn luyện nhạy bén các giác quan thông qua các hoạt động vui chơi trong môi trường giáo dục chuẩn Quốc Tế.