Tại Việt Nam, con số thống kê năm 2016 cho thấy, thừa cân, béo phì của trẻ em ở trường mầm non tại Hà Nội là 15,1%. Còn tại các trường mầm non tại TP. HCM tỷ lệ thừa cân là 17,8%, béo phì 3,2%.
Không chỉ ở thành phố mà ngay cả ở nông thôn đều dễ dàng bắt gặp các trường hợp trẻ em bị béo phì, thừa cân. Căn bệnh này đang ngày càng phát triển mạnh do lối sống thiếu khoa học, mang lại rất nhiều khó khăn cho trẻ. Hãy cùng Worldkids – WIS tìm hiểu về biện pháp giúp trẻ tránh bị béo phì hiệu quả ngay trong bài viết này.
1. Bệnh béo phì ở trẻ em là gì?
Tìm hiểu về bệnh béo phì ở trẻ em.
Thừa cân béo phì, đặc biệt ở trẻ em, là tình trạng cân nặng vượt quá quy định. Lượng tích lũy mỡ quá nhiều, không bình thường ảnh hưởng xấu đến đời sống sinh hoạt và sức khỏe của bệnh nhân, bệnh nhi.
2. Có bao nhiêu loại thừa cân béo phì?
Béo phì theo các nguyên nhân sinh học, sinh lý cơ thể:
- Béo phì thừa cân thông thường: không có các nguyên nhân sinh ra bệnh chỉ do chế độ dinh dưỡng dồi dào. Chiếm trên 90%
- Béo phì do bệnh lý: Mắc phải các bệnh như nội tiết, khiếm khuyết hoặc bệnh di truyền. Chiếm khoảng 10%
Béo phì theo độ tuổi:
- Các bé trên 5 tuổi được cho là xuất hiện béo phì muộn.
- Các bé ở độ tuổi dưới 5 là biểu hiện của béo phì sớm.
Theo phân vùng ở các mô mỡ trên cơ thể:
- Vùng bụng: mỡ thường tập trung vùng bụng có khả năng cao mắc các bệnh như đái tháo đường và tim mạch…
- Vùng đùi: mỡ chủ yếu tập trung ở cùng mông và bắp đùi
3. Nguyên nhân gây ra bệnh béo phì
Do yếu tố gia đình, di truyền: Tuy chưa chứng minh được đầy đủ vai trò của di truyền đối với thừa cân, béo phì nhưng trên thực tế nếu bố mẹ của đứa trẻ mắc bệnh béo phì thì con cái sẽ có khả năng mắc bệnh gấp 4-5 lần so với người bình thường.
Sai lầm trong cách nuôi dạy dẫn đến con bị béo phì.
Do sai lầm của cha mẹ trong cách chăm sóc chế độ dinh dưỡng cho trẻ: Cha mẹ cho trẻ ăn quá nhiều fastfood (đồ ăn nhanh), những đồ ăn có nhiều chất béo, nước ngọt, bánh kẹo,…ăn quá nhiều trong ngày dẫn đến thừa calo, tích tụ một thời gian sẽ rất dễ gây nên thừa cân, béo phì.
Do trẻ lười vận động: Đây cũng là yếu tố có nguy cơ cao của thừa cân, béo phì. Hiện nay, đa số trẻ em thường không muốn tham gia thể thục thể thao, thay vì đó lên mạng, xem hoạt hình, nghe nhạc,… Theo nghiên cứu, trong khi xem tivi, sự trao đổi chất giảm đáng kể.
Do ảnh hưởng của tâm lý: Những đứa trẻ bị stress hoặc trầm cảm sẽ có nguy cơ mắc bệnh béo phì cao hơn so với trẻ bình thường.
Các nguyên nhân khác như: trẻ bị mắc các bệnh lí khác, uống nhiều thuốc,… dẫn đến rối loạn hoocmon trong cơ thể gây thừa cân, béo phì.
4. Cách tính béo phì ở trẻ em
Cân nặng lý tưởng so với chiều cao (IBWH) – Dành cho trẻ < 10 tuổi:
IBWH = (Cân nặng đo được / Cân nặng trung bình so với chiều cao) x 100
Béo phì khi IBWH ≥ 120%
5. Các biến chứng nguy hiểm của bệnh béo phì ở trẻ em
– Mất cân bằng cuộc sống: Trẻ bị thừa cân, béo phì luôn có cảm giác nặng nề, khó khăn trong mọi hoạt động, dẫn đến tâm lý lười vận động. Đặc biệt trong những ngày nắng nóng, trẻ rất dễ mệt mỏi, có cảm giác khó chịu do lớp mỡ thừa trong cơ thể như một bức tường cách nhiệt khiến trẻ cảm thấy bất lực.
Trẻ bị béo phì sẽ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.
– Ảnh hưởng đến việc học tập: Theo nghiên cứu những đưa trẻ mắc bệnh béo phì thường chậm chạp và tiếp thu kiến thức hay hoàn thành bài tập chậm so với các bạn trong lớp. Ngoài ra, cơ thể quá nặng sẽ làm trẻ luôn mệt mỏi không có hứng thú để học tập.
– Ảnh hưởng đến tâm lý: Trẻ mắc căn bệnh thừa cân, béo phì này thông thường sẽ hay bị bạn bè, mọi người xung quanh trêu chọc, điều này có thể khiến trẻ trở nên tự ti, dần khép bản thân lại, nặng hơn trẻ có thể bị trầm cảm, tự kỷ.
– Nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm: Các nhà khoa học đã chứng minh béo phì chinh là nguyên nhân quan trọng để dẫn đến các bệnh như đái tháo đường, sỏi mật,… Đặc biệt, những đứa trẻ mắc bệnh béo phì thường có nguy cao mắc bệnh ung thư khi lớn lên. Điều này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe.
Hệ quả của bệnh béo phì khiến trẻ dính nhiều bệnh liên quan nghiêm trọng
– Hàm lượng cholesterol cao khiến mất cân bằng hàm lượng mỡ, giảm HDL – C có thể dẫn đến gan nhiễm mỡ, tăng huyết áp, xuất hiện bệnh tim mạch sớm, rối loạn nội tiết có thể ảnh hưởng đến quá trình dậy thì của bé. Ngoài ra còn xuất hiện các rối loạn về da, hô hấp do đường thở hẹp, ngủ hay ngáy,…
6. Biện pháp phòng tránh bệnh béo phì cho thiếu nhi
– Không cho trẻ ăn quá thường xuyên ăn fastfood, uống nước có ga và đồ ăn vặt. Thay vào đó hãy ăn những thức ăn được nấu tại nhà để đảm bảo, nếu có ăn ngoài tiệm hãy chọn thức ăn ít dầu mỡ, chất béo hơn.
– Tập thể dục cùng trẻ: Cha mẹ hãy làm gương trong việc tập thể dục và khuyến khích trẻ tham gia thể dục cùng mình. Đừng chọn những bài tập quá khó, hãy chọn những bài tập đơn giản như: đi bộ, nhảy dây…. để gây hứng thú và tránh tình trạng lười vận động ở trẻ.
Cha mẹ cùng con vận động ngăn ngừa trẻ bị béo phì.
– Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây vào bữa ăn của bé: Nên nói cho bé biết về tác hại của béo phì ra sao, lợi ích của việc ăn nhiều rau xanh và trái cây để khuyến khích bé ăn thêm. Nhưng cũng đừng ép bé ăn quá nhiều rất dễ gây cảm giác chóng chán. Cha mẹ cũng nên chú ý chọn các loại hoa quả chứ ít đường cho trẻ.
– Cho bé ăn đúng bữa và hạn chế xem ti vi khi ăn: Hãy cho bé đăng kí thời gian xem tivi, ipad, điện thoại không quá 1 tiếng mỗi ngày, những thời gian còn lại hãy khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời. Cha mẹ cũng nên cắt tất cả những thức ăn vặt, để bé tập trung ăn với gia đình và không bỏ bữa.
Loại bỏ các thói quen xấu có hại từ sớm, không chỉ để chống béo phì ở con.
– Khuyến khích bé hoạt động nhiều: Bằng cách chơi đùa với bạn bè và nếu có thời gian hãy tham gia chạy nhảy cùng bé. Nếu nhà bạn không có không gian thì hãy ra các công viên, nhà văn hóa thiếu nhi, trung tâm thể dục thể thao. Hãy đăng ký cho bé một lớp học võ, học nhạc hay bất cứ môn thể thao nào mà bé yêu thích