BÉ MẦM NON VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

Bé mầm non và các giai đoạn phát triển ngôn ngữ

Ngôn ngữ là một trong những cột mốc phát triển quan trọng nhất trong sáu năm đầu đời của bé mầm non. Ba mẹ nên biết và hiểu rõ từng giai đoạn “vàng” này bởi vì ngôn ngữ là bước đệm vững chắc và ảnh hưởng rất nhiều đến việc phát triển của bé. Thông qua ngôn ngữ bé có thể bộc lộ và thể hiện cảm xúc của bản thân. 

Phát triển ngôn ngữ ở bé diễn ra dần dần và theo từng giai đoạn khác nhau. Hãy cùng Trường Mầm Non Song Ngữ Quốc Tế WIS tìm hiểu rõ hơn về các giai đoạn phát triển ngôn ngữ khác nhau của bé từ khi còn nhỏ.

Bé mầm non và các giai đoạn phát triển ngôn ngữ

 

1. Các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của bé mầm non

a. Trong thời kỳ mang thai

Nhận thức về ngôn ngữ của bé bắt đầu ngay khi còn trong bụng mẹ. Bên trong cơ thể mẹ, bé có thể làm quen với nhịp đập của trái tim và giọng nói của mẹ. Bé cũng có thể cảm nhận và phân biệt được những tiếng nói khác.

Từ những tháng cuối thai kỳ này, các bé đã bắt đầu ghi nhận và ghi nhớ thông tin. Quá trình học hỏi diễn ra một cách thật tự nhiên từ những âm thanh bé nghe được, nhất là giọng nói của mẹ – đặc biệt khi giọng nói của mẹ luôn phát ra kèm với những chuyển động. Việc học hỏi trong bụng mẹ hiệu quả đến mức chỉ vài giờ sau khi sinh ra, bé đã có thể phân biệt được tiếng mẹ đẻ với tiếng người lạ.

b. Giai đoạn 0 – 3 tháng tuổi

Bé có thể giao tiếp liên tục nhưng không phải bằng lời nói. Bé bắt đầu chú ý đến những âm thanh quen thuộc. Đồng thời bé  bắt đầu biết lắng nghe tiếng động của mọi người xung quanh. 

Những tiếng khóc là hình thức giao tiếp đầu tiên của bé. Nếu bé hét lên, đồng nghĩa với việc con muốn báo với mẹ rằng con cảm thấy đói. Nếu phát ra những tiếng rên rỉ tức là bé cảm thấy khó chịu và muốn thay tã.

Cuối giai đoạn này, bé có thể phân biệt được giọng nói của mẹ và người khác. Bên cạnh đó, ngôn ngữ của bé còn được thể hiện khi bé giật mình với tiếng động bất ngờ, bắt đầu phát âm để thể hiện sự thích thú.

c. Giai đoạn 4-6 tháng tuổi

Sang tháng thứ tư, bé có thể tạo ra nhiều âm “ê, a” khác nhau. bé bắt đầu bập bẹ và đôi khi phát ra những âm thanh như thể con đang tiếp chuyện với mọi người. Bé cũng có thể nói với yêu cầu và mong muốn của mình bằng cách sử dụng âm thanh và cử chỉ. Con sẽ tạo ra những tiếng ồn để thu hút sự chú ý của mẹ.

Ngoài ra, bé cũng phát âm để phản xạ khi nghe hát, để thể hiện sự vui thích, phân biệt được giọng nói tức giận hay trìu mến, ngừng khóc khi nghe có giọng nói.

Bé mầm non và các giai đoạn phát triển ngôn ngữ

d. Giai đoạn bé mầm non 7-12 tháng tuổi

Sự phát triển ngôn ngữ của bé được phát huy mạnh mẽ. Bé có thể bập bẹ một số từ đơn giản như “ma ma”, “ba ba”…. Mặc dù, không nhận thức được những gì mình nói, nhưng bé có thể cảm nhận được tên gọi của mình khi có người gọi.

Bé cũng có phản ứng khi nghe thấy tiếng chuông điện thoại hay tiếng gõ cửa. Bé biết dùng cử chỉ và ngôn ngữ để diễn đạt như lắc đầu để nói “không”. Bé bập bẹ khoảng 4 âm tiết hay nhiều hơn giống câu ngắn. Bé bắt đầu nhận ra vật, hình ảnh qua gọi tên

Đây là một giai đoạn rất quan trọng khi bé cố gắng bắt chước người lớn nói chuyện.

f. Giai đoạn từ bé mầm non 1 – 3 tuổi

Giai đoạn 13 – 18 tháng tuổi: Bé có thể sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ để giao tiếp với mọi người xung quanh. Đến 18 tháng, bé có phản ứng chính xác khi người lớn hỏi “Ở đâu”,”Ai”. Bé hiểu yêu cầu đơn giản của người lớn (lấy/cất đồ, đưa, mở/đóng cửa,..). bé cũng bắt đầu hát vu vơ và thích thú với các giai điệu. 

Giai đoạn 19-24 tháng tuổi: Bé có thể dùng nhiều phụ âm (p,b,m,n,h); lấy được các đồ vật nằm trong tầm nhìn; có thể hiểu hơn 50 từ. Vốn từ vựng của bé trong nhiều thêm. Con có thể kết hợp 2 từ với nhau để tạo thành một câu đơn giản như “ôm con, bế con…”. Bé nêu được cái mình thích và không thích bằng một cách đơn giản và ngắn gọn.

Giai đoạn 25 – 36 tháng tuổi: Bé học từ mới rất nhanh và nhạy bén. Khả năng sử dụng từ cũng được cải thiện rất nhiều, có thể làm cho người lớn bất ngờ. Ngoài ra, bé hiểu được ý nghĩa của câu phủ định. (không được, không thể, không cho,..).Bé còn thích và yêu cầu được nghe cùng 1 câu chuyện. 

g. Giai đoạn bé mầm non 4 đến 6 tuổi

Đây là giai đoạn mà sự phát triển ngôn ngữ của bé mầm non vượt bậc nhất. Bé có thể tự khắc phục những lỗi cơ bản về cách phát âm, ngữ pháp, cách sử dụng từ ngữ. bé có thể ghép các từ lại với nhau và nói liên tiếp 2- 4 câu liên quan.

Đến 5 tuổi, bé đã tích lũy được một số vốn từ nhất định để giao tiếp với người khác. bé bắt đầu nói rõ ràng, mạch lạc hơn. bé có thể nghe được những câu chuyện dài nhưng thường hiểu lầm nội dung câu chuyện. 

Khi đến 6 tuổi, sự phát triển ngôn ngữ của bé gần như được hoàn thiện rất nhiều. bé bắt đầu đặt ra nhiều câu hỏi hơn và muốn người lớn trả lời và giải thích. Chủ động yêu cầu những thứ bé yêu thích bằng chính ngôn ngữ của mình.  

2. Những cách hiệu quả để khuyến khích sự phát triển ngôn ngữ ở bé mầm non

Trong những giai đoạn này, ba mẹ có thể cho bé tham gia các hoạt động đơn giản và vui nhộn khác nhau để khuyến khích ngôn ngữ của bé. Dưới đây là một số hoạt động để phát triển ngôn ngữ trong thời thơ ấu.

1. Đọc sách cùng bé mầm non

Đọc truyện trước khi đi ngủ là một trong những cách tốt nhất để giới thiệu từ mới cho bé làm quen với âm thanh và bảng chữ cái. Ba mẹ có thể thực hành điều này từ khi bé còn rất nhỏ và tạo thói quen tốt cho bé mầm non.

Bé mầm non và các giai đoạn phát triển ngôn ngữ

2. Nghe nhạc cùng bé mầm non

Nghe và hát các vần điệu có thể giúp bé mầm non chọn một số từ nhất định và hiểu nhịp điệu của chúng. 

3. Lặp lại

Hãy tạo thói quen lặp lại những gì bé nói với cách phát âm và ngữ pháp đúng. Đừng la mắng hay chỉ trích nếu bé làm chưa tốt.

4. Hạn chế cho bé sử dụng máy vi tính và tivi

Theo một số nghiên cứu, thời gian sử dụng thiết bị quá nhiều có liên quan đến việc chậm phát triển ngôn ngữ. Do đó, chỉ cho phép con bạn xem các hoạt động giúp bé mầm non cải thiện ngôn ngữ của mình.

5. Đưa bé đi chơi

Tham quan một môi trường mới có thể khơi dậy trí tò mò của con bạn. Bé sẽ muốn biết những thứ mới xung quanh mình. Đây có thể là một cách tuyệt vời để cải thiện vốn từ vựng của bé. 

6. Nói về những điều mà bé mầm non quan tâm

Điều này có thể khuyến khích bé tích cực nói nhiều hơn. 

7. Giới thiệu từ mới dần dần

Đừng cố làm bé mầm non ngập đầu bằng những lời lẽ. Thêm từ mới vào các cuộc trò chuyện từng bước để bé hiểu được ý nghĩa của từ.

Học ngôn ngữ rất quan trọng để đảm bảo rằng bé hiểu và có khả năng phản hồi tốt. Tại Trường Mầm Non Song Ngữ Quốc Tế WIS, việc phát triển ngôn ngữ cũng tạo thành một khía cạnh quan trọng trong giao tiếp, học tập và thậm chí là các mối quan hệ trong tương lai của bé mầm non. Ngôn ngữ sẽ  tăng cường sự tự tin và giúp bé nêu ý kiến ​​của mình rõ ràng hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.