Trong các giai đoạn phát triển của trẻ, bố mẹ nên quan sát kỹ hơn để có thể chăm sóc con cái một cách tốt nhất. Các cách để giúp trẻ phát triển toàn diện nhất đó là bố mẹ nên tham khảo bảng theo dõi cân nặng của trẻ, cũng như chiều cao để biết rõ tình trạng con mình. Thừa gì và thiếu gì để bổ sung cho các bé những dưỡng chất cần thiết kịp thời nhất.
1. Hướng dẫn tra cứu bảng theo dõi chiều cao và cân nặng của trẻ
Bảng theo dõi chiều cao cân nặng của trẻ theo tiêu chuẩn WHO.
Chú giải:
- -2SD: Trẻ bị suy dinh dưỡng, thiếu cân
- +2SD: Trẻ béo phì, thừa cân, quá cao
- TB: Trẻ đang phát triển bình thường theo chuẩn WHO
Chiều cao – cân nặng là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của trẻ em.
1.1. Đối với nhóm từ 0-5 tuổi
Trong giai đoạn này các bé cần được làm quen, học hỏi khám phá mọi thứ xung quanh, nên các bố mẹ cần lưu ý kỹ những chỉ số của các bé trong qua bảng theo dõi cân nặng của trẻ để làm tốt nhiệm vụ chăm sóc.
Nhất là theo dõi trẻ nếu các bé có cân nặng <-2SD thì bé phát triển so với mức bình thường chỉ mới đạt được 80%. Cả chiều cao cũng vậy. Như vậy các bé có thể bị suy dinh dưỡng, phát triển chậm do chưa được cung cấp đầy đủ chất. Các bậc cha mẹ cần phải điều chỉnh ngay chế độ trong ăn uống để khắc phục ngay tình trạng này.
1.2. Đối với nhóm từ 5-15 tuổi
Đây cũng được coi là thời điểm quan trọng và thích hợp nhất để các bé có thể phát triển trí tuệ lẫn thể chất, nhất là về chiều cao. Bố mẹ cần lưu ý đặc biệt đến vấn đề này thông qua bảng đo chiều cao chuẩn và các chỉ số BMI.
Chỉ cần dựa vào chiều cao và cân nặng của các bé, ta có thể dễ dàng quan sát trên bảng theo dõi cân nặng của trẻ có thể lập ngay công thức tính để biết các bé đang thiếu dinh dưỡng, thừa cân, hay đang phát triển bình thường. Bằng công thức đó là, chiều cao chia cho bình phương cân nặng của mỗi trẻ.
Trẻ phát triển chiều cao cân nặng toàn diện còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố xung quanh.
1.3. Đối với nhóm từ 15-18 tuổi
Ở độ tuổi này gần như các bé đã vào ngay giai đoạn dậy thì và phát triển dần trở thành người trưởng thành. Trong thời điểm này các bố mẹ cũng có thể tính bằng công thức là cân nặng BMI bằng với bình phương chiều cao, để cho ra kết quả.
Nếu chỉ số BMI của trẻ cho ra thấp hơn -2SD thì nguy cơ suy dinh dưỡng đang diễn ra ở các bé. Khi đó, bố mẹ cần bổ sung những dưỡng chất cần thiết để khắc phục tình trạng như quá gầy, vì nó làm cho sức khỏe bé cũng yếu ớt hơn.
2. Làm cách nào đo chiều cao chuẩn cho trẻ em
2.1 Trẻ dưới 2 tuổi
Ở các bé trong độ tuổi này thì phụ huynh cần đặc biệt quan tâm đến chiều cao trẻ, vì nó là sự ảnh hưởng đến quá trình phát triển của các bé sau này. Bạn hãy cho bé của mình nằm cạnh thước đo mà đầu phải chạm vào một bên đầu của thước. Giữ sao cho đầu các bé nằm thẳng và mắt hướng lên trần nhà, để có thể do đúng nhất.
Các mẹ cũng phải duỗi thẳng hai đầu gối trẻ ra để có thể đo dễ dàng chính xác hơn và lưu lại kết quả. Bố mẹ nên làm điều này thường xuyên mỗi tháng so sánh với bảng theo dõi cân nặng của trẻ để biết được con mình có hấp thu được chất dinh dưỡng không, và chúng có phát triển đúng chuẩn không, để tìm ra các phương pháp tốt nhất cho bé.
Mỗi giai đoạn trẻ sẽ phát triển khác nhau tuỳ thuộc vào sự quan sát và chăm sóc của các bậc phụ huynh.
2.2 Trẻ trên 2 tuổi
Trong giai đoạn này các bé đã bắt đầu đứng và đi được nên chúng ta có thể đo chiều cao cho các bé bằng cách gắn thước đo chiều cao cố định ngay trong nhà. Mỗi khi đo chỉ cần cho bé ra đứng sát vào mép dưới, duỗi thẳng chân, áp lưng sát vào tường, đầu ngẩng cao và mắt nhìn về phía trước.
Các bố mẹ cũng nên lưu ý rằng, chiều cao và cân nặng của các bé cùng tùy thuộc vào giới tính. Nên hãy quan sát bé thật kỹ và dựa trên bảng theo dõi chiều cao cân nặng của trẻ để giúp cho nạp thêm dưỡng chất năng lượng cần thiết hơn.
3. Làm sao đo cân nặng cho bé sơ sinh đến 18 tuổi
Các vấn đề về đo cân nặng thì dù các bé ở độ tuổi nào quá trình này cũng diễn ra rất dễ dàng, có rất nhiều loại cân giúp chúng ta có thể kiểm tra cân nặng của trẻ. Đối với những bé hơn 5 tuổi thì bạn chỉ cần bảo bé bước lên cân đứng và có thể xem được cân nặng ngay.
Sau khi đo xong các bố mẹ đừng quên so sánh với bảng theo dõi cân nặng nhé, để biết được tình trạng của con mình đang ở mức như thế nào mà tìm cách phát triển hiệu quả nhất. Còn đối với nhiều bé dưới 5 tuổi thì phụ huynh cần lưu ý một số điều dưới đây:
- Đảm bảo cân đã được đưa về vị trí 0.
- Đặt cân ở vị trí bằng phẳng, còn nếu bạn sử dụng cân treo cho các bé thì phải đảm bảo được tính chắc chắn và an toàn.
- Nên cân bé vào buổi sáng là thời điểm tốt nhất trong ngày để cho được số cân nặng chính xác nhất.
- Nên bỏ các vật dụng không cần thiết khác như: mũ, áo khoác, giày,…
- Cuối cùng là nên đợi cân dùng lại ngay một con số và đọc kết quả, sau đó sẽ so sánh với bảng theo dõi cân nặng của trẻ.
Khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng phát triển của bé.
4. Chỉ tiêu đánh giá cho sự phát triển chiều cao và cân nặng của con
Đối với các bé thì ngoài việc theo dõi những điều đơn giản như chiều cao và cân nặng qua bảng theo dõi cân nặng của trẻ thì WHO còn có rất nhiều bảng đo về các tiêu chí khác nhau, để đảm bảo các bố mẹ có thể chăm sóc con mình một cách tốt nhất. Hơn thế nữa thì mỗi bé sẽ có các giai đoạn phát triển khác nhau, có những đặc điểm phát triển khác mới bạn đầu, vì vậy các ông bố bà mẹ nên chú ý quan sát con thật kỹ.
4.1. Về mặt thể chất
- Trẻ có ngắm được mục tiêu và ném trúng đích không.
- Quan sát trẻ và cho các bé nhận dạng hình ảnh, tranh vẽ theo mẫu và mặt chữ.
- Có thể điều chỉnh được tốc độ chạy của các bé là nhanh hay chậm theo hiệu lệnh của người lớn.
4.2. Về nhận thức – tư duy
- Cho trẻ làm quen với các số thứ tự, biết về số lượng từ 1-10, có thể đếm và phân biệt chúng.
- Hiểu một vài khái niệm đơn giản như: hôm qua, hôm nay, ngày mai,…
- Hướng dẫn trẻ tạo khả năng nhận biết, phân biệt các sự vật xung quanh nhờ vào những đặc điểm cơ bản của từng sự vật.
- Biết tìm tòi, khám phá, tìm hiểu mọi thứ xung quanh, biết phán đoán và giải thích sơ nét về chúng.
- Biết chơi các trò chơi như đóng vai phân biệt giữa các tình huống đâu là thật và đâu là tưởng tượng trong khi chơi, để giúp trẻ có thể phát triển khả năng tư duy của mình.
Hướng dẫn trẻ nhận thức xung quanh để phát triển tư duy trí tuệ.
4.3. Khả năng về ngôn ngữ
Biết nhận biết một số kỹ hiệu quen thuộc, bản thân có thể sáng tạo được các hình vẽ đơn giản như: hình tròn, hình vuông, hình tam giác,… theo cách sáng tạo riêng của các bé.
Tạo cho bé khả năng biết kể chuyện, đọc thơ, học hát,… tập cho bé nói một cách lưu loát hơn và có cảm xúc theo từng tình huống. Biết thể thể lời nói hợp lý, biết diễn đạt qua nét mặt, cử chỉ, hành động,… giúp người nghe nhận được những thông tin mà các bé muốn truyền tải.
4.4. Thể hiện tình cảm và mối quan hệ xung quanh
- Hướng dẫn bé hoàn thành được các công việc được người lớn giao.
- Biết quan tâm, chia sẻ với những người xung quanh thông qua những cử chỉ cũng như cách biểu đạt cảm xúc.
- Hiểu được những quy tắc, nề nếp, việc nào đúng, việc nào sai trong cuộc sống hằng ngày và biết được trách nhiệm bản thân bé nên làm những gì.
5. Những nhân tố nào có thể ảnh hưởng đến chiều cao – cân nặng của trẻ
5.1. Gen di truyền
Theo như các chuyên gia thì dựa vào bảng theo dõi cân nặng của trẻ cũng như chiều cao thì gen di truyền quyết định khoảng 23% trên sự phát triển của trẻ. Do từ lúc mới hình thành bào thai đã nhận được những tín hiệu từ bố mẹ và theo gen đó bắt đầu phát triển dần.
Gen di truyền quyết định 23% sự phát triển chiều cao cân nặng của trẻ.
Do vậy, nên khi các em bé được ra đời thì tỉ lệ về các yếu tố chiều cao và cân nặng sẽ phụ thuộc ít nhiều vào ở bố mẹ. Từ đó, nếu muốn bé phát triển tốt hơn thì phải chăm sóc thật đúng cách và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng.
5.2. Chăm sóc sức khỏe mẹ bầu
Trong giai đoạn mang thai và sinh em bé thì mẹ bầu là người trực tiếp liên kết với con, nên yếu tố từ mẹ ảnh hưởng khá nhiều đến sự hình thành và phát triển của các bé sau khi được sinh ra. Khi mang thai, các bà mẹ cần được bổ sung nhiều dưỡng chất tốt nhất cho trẻ, uống sữa nhằm đảm bảo nguồn dinh dưỡng cần thiết.
Đặc biệt hơn đó là các bà mẹ nên được đi khám thai định kỳ, để nhận được tình trạng sức khỏe của cả mẹ và bé để có được cách chăm sóc hiệu quả nhất. Tham khảo, nghe những lời tư vấn từ các chuyên gia và các bác sĩ có chuyên môn về phụ nữ mang thai để có được những bí quyết tốt nhất cho quá trình hình thành và phát triển.
5.3. Chế độ dưỡng chất mỗi ngày
Trên thực tế, thì sự chăm sóc và chế độ dinh dưỡng hằng ngày sẽ quyết định rất nhiều vào yếu tố phát triển của trẻ. Dựa theo bảng theo dõi cân nặng của trẻ thì đây là yếu tố khá quan trọng, cần được theo dõi thường xuyên và bổ sung các vitamin, canxi tốt nhất cho sự phát triển toàn diện về trí não cũng như thể chất.
Cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp bé phát triển chiều cao cân nặng tốt nhất.
5.4. Môi trường sống xung quanh
Đây cũng là sự tác động lớn đối với quá trình phát triển của các bé. Để có thể phát triển tốt nhất thì phải đảm bảo được rằng xung quanh là môi trường trong lành, không có quá nhiều tiếng ồn, khói bụi, ô nhiễm,…
5.5. Rèn luyện thể chất
Luyện tập thể chất là phương pháp vừa tốt cho sự phát triển của trẻ lại vừa đảm bảo sức khỏe được dẻo dai. Theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, việc các bé được luyện tập thể dục thường xuyên sẽ giúp chiều cao được phát triển nhanh nhất nhất là bơi, bóng rổ,… Đồng thời đối với những trẻ hơi thừa cân thì đây cũng là phương pháp tốt để cải thiện lại cân nặng của mình.
5.6. Yếu tố bệnh lý mạn tính
Trên “Tạp chí Hiệp hội Y khoa Quốc gia” vào tháng 1/2000 của các chuyên gia Hoa Kỳ đã cho rằng trẻ em có tiền sử mắc bệnh lý nghiêm trọng như thiếu máu hồng cầu thì liềm, dựa vào bảng theo dõi cân nặng và chiều cao của trẻ sẽ có cân nặng nhẹ hơn so với các bạn đồng trang lứa. Bên cạnh đó thì các trường hợp như khuyết tật, hay từng phẫu thuật cũng ảnh hưởng không kém. Nên đây là một trong các yếu tố ảnh hưởng đối với tình trạng phát triển của bé.
Tìm ra các yếu tố kìm hãm sự hình thành và phát triển của trẻ.
5.7. Sự chăm sóc, yêu thương từ cha mẹ
Theo ý kiến của các nhà nghiên cứu về sức khỏe thì sự phát triển của các bé còn phụ thuộc lớn vào quá trình quan tâm chăm sóc từ bố mẹ. Bởi vì sự gần gũi của phụ huynh sẽ mang đến cho các bé có được tâm lý thoải mái. Giúp phát triển tốt về tinh thần lẫn thể chất, hình thành được cảm xúc của các bé nhất là lúc từ khi sinh ra đến giai đoạn dậy thì.
6. Cách cải thiện cân nặng và chiều cao cho trẻ
6.1. Đảm bảo đủ dinh dưỡng cần thiết
Một trong những yếu tố quan trọng giúp bé phát triển theo đúng với bảng theo dõi cân nặng chiều cao của trẻ thì chế độ dinh dưỡng vô cùng cần thiết. Phụ huynh cần biết các chất dinh dưỡng trong thức ăn để có thể lựa chọn và bổ sung đầy đủ dưỡng chất nhất cho con của mình.
6.2. Sử dụng vitamin bổ sung
Để bé được phát triển khôn lớn một cách thật hiệu quả thì sử dụng các loại vitamin tổng hợp là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Doppelherz Kinder Optima là loại vitamin tổng hợp được sử dụng và tin dùng nhiều nhất trên thế giới.
Loại này chưa đến 17 vitamin và khoáng chất khác nhau để bổ sung đầy đủ cho sức khỏe trẻ. Các bố mẹ hãy yên tâm và dùng sản phẩm này vì nó có thể giúp con bạn được phát triển tốt nhất và giúp bé có thể hấp thu nhanh hơn, cải thiện rõ về chiều cao và cân nặng.
6.3. Xây dựng thói quen tập luyện thể lực
Thể dục thể thao là “liều thuốc” tốt nhất để phát triển chiều cao, bố mẹ nên khuyến khích các bé chơi các môn thể thao phù hợp với từng độ tuổi. Nhờ đó mà các bé có thể được vui chơi mà lại còn phát triển thế chất một cách tốt nhất.
Trang bị đầy đủ kiến thức về chăm sóc trẻ em tạo sự phát triển cân nặng va chiều cao chuẩn cho con.
Mỗi phụ huynh hãy trang bị cho mình bảng theo dõi cân nặng của trẻ để có thể quan sát chăm sóc con trong từng giai đoạn. Hãy đưa ra những phương pháp tốt nhất để con bạn phát triển một cách toàn diện nhất. Hi vọng những chia sẻ vừa rồi có thể giúp bạn trang bị đủ cho mình những kiến thức về chăm sóc trẻ. Đặc biệt là cải thiện tốt sự phát triển chiều cao, cân nặng của trẻ theo tiêu chuẩn WHO.