Việc trẻ nhỏ tiếp xúc với nước sôi hay lửa là một điều cực kỳ nguy hiểm, cha mẹ cần hết sức phòng tránh. Tuy nhiên, trong trường hợp không may trẻ bị bỏng, cha mẹ không nên quá sợ hãi. Cần phải thật bình tĩnh và áp dụng các cách sơ cứu khi trẻ bị bỏng sau để làm dịu vết thương cho trẻ. Sau đó lập tức đưa trẻ đến trạm y tế gần nhất nếu tình trạng quá nặng.
1. Kỹ năng sơ cứu khi trẻ bị bỏng lửa
Để trẻ được tiếp xúc hoặc nô chơi gần hay trực tiếp với lửa là rất nguy hiểm. Chỉ cần không để ý, trẻ có thể bị bỏng nhiệt, nếu không xử lý kịp thời và đúng cách sẽ để lại nhưng vết sẹo lớn ảnh hưởng tới thẩm mỹ của trẻ.
Các kỹ năng sơ cứu cần thiết cha mẹ cũng nên học càng sớm càng tốt để đề phòng trường hợp bất trắc. Nếu trẻ bị chạm và vật nóng như xong, chảo, sau đó bị bỏng nhẹ thì cha mẹ hãy cho bé nhúng ngay tay vào nước sau đó dùng vải quấn lại để không bị rát. Sau đó đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám chữa bệnh.
Để nước chảy nhẹ trên vùng bị bỏng của bé trong 15 đến 20 phút nếu vết bỏng nhẹ
Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ bị bỏng lửa và lửa bắt vào quần áo thì bố mẹ cần đặc biệt lưu ý những bước sau đây:
Bước 1: Trong trường hợp trẻ bị bỏng mà quần áo bị bắt lửa, trước hết cha mẹ cần phải giữ yên trẻ. Vì bất cứ chuyển động nào cũng có thể làm ngọn lửa cháy to và nguy hiểm hơn. Sau đó từ từ đặt bé nằm trên sàn và lưu ý để phần bị bỏng lên trên.
Bước 2: Bọc bé trong một cái áo hay một tấm mền thô dày bằng len dạ để dập lửa. Làm như thế sẽ giúp bé cách ly với lửa.
Bước 3: Lăn bé trên sàn nhà để ngọn lửa tắt hẳn. Dội nước hoặc chất lỏng không bắt lửa lên người bé nếu có.
Đặc biệt cần chú ý: Không nên cởi đồ bé ra ngay lúc đó vì quần áo có thể dính sát vào da, cởi quần áo sẽ càng gây tổn thương nhiều hơn làm bé đau hơn.
2. Kỹ năng sơ cứu khi trẻ bị bỏng nước sôi
Bỏng nước sôi cũng tương đối giống bỏng lửa sẽ làm cho trẻ bị phỏng dộp và nóng rát. Khi bị bỏng nước sôi, mẹ cần thật bình tĩnh và nên xử lý theo từng bước :
Bước 1: Khi trẻ bị bỏng nước sôi, tốt nhất cha mẹ nên nhanh chóng làm mát vết bỏng cho trẻ bằng cách mở vòi nước cho chảy từ từ lên vết bỏng khoảng 15-20 phút. Nước sạch có tác dụng giảm nhiệt, giảm đau, giảm phù nề, viêm nhiễm, giảm độ sâu của vết thương. Tuyệt đối không nên dùng nước đá (trong tủ lạnh) để làm mát da vùng bỏng cho trẻ.
Bước 2: Nhẹ nhàng tháo bỏ những vật cứng trên vùng bỏng như giầy, dép, vòng trước khi vết bỏng sưng nề. Việc tháo bỏ những thứ vật dụn trên cơ thể bé sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái và sẽ làm cho vết thương không bị trầy xước và đau rát cho bé
Bước 3: Che phủ vùng bỏng bằng gạc vô khuẩn. Nếu không có gạc có thể dùng vải sạch. Việc che phủ vùng kín sẽ giúp cho vết thương không bị vi khuẩn xâm nhập và tránh để các vật dụng khác ảnh hưởng tới
Bước 4: An ủi trẻ, cho uống nước và đặt trẻ ở tư thế nằm. Nếu vết bỏng nhẹ, diện tích da bị bỏng nhỏ, tổn thương có thể tự liền nhờ quá trình biểu mô hóa, thì sau khi sơ cứu có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu nặng hơn thì ngay sau khi sơ cứu cần chuyển trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ điều trị kịp thời.
Sử dụng gạc y tế băng bó vết bỏng tránh tình trạng nhiễm trùng về sau
3. Lưu ý cho cha mẹ phòng tránh để trẻ không bị bỏng
Hàng ngày trong cuộc sống gia đình, cha mẹ cần đặc biệt chú ý không cho trẻ được tiếp xúc với gian bếp, tới những đồ vật nguy hiểm như khu vực bếp ga, xong chảo nóng. Nhiều bạn nhỏ vì quá mải chơi, nô nghịch, đi lại không để ý mà lỡ tay va quẹt vào xong nồi, vì thế mà gây bỏng.
Cần chú ý sắp xếp đồ trong gia đình một cách hợp lý và an toàn nhất. Không để các đồ vật dễ gây nguy hiểm ở thấp, mà bé có thể với tay lấy được. Để phích nước sôi, thức ăn mới nấu, bàn là đang nóng, bật lửa,… ở nơi trẻ không sờ hoặc không với tới được.
Phòng bệnh vẫn tốt nhất, luôn chú ý không để trẻ rơi vào tình huống nguy hiểm
Khi nấu ăn luôn quay cán xoong, chảo vào phía trong. Không để trẻ nhỏ tự ăn, tự tắm vòi nước nóng lạnh, luôn kiểm tra nhiệt độ nước trước khi tắm cho trẻ. Khi bê nước nóng, thức ăn mới nấu tránh xa trẻ để không va đụng. Kiểm tra nhiệt độ của thức ăn, đồ uống trước khi cho trẻ ăn, uống. Không nên ăn thức ăn nóng khi bế trẻ nhỏ.
Trẻ nhỏ vốn đã thiếu các sự cẩn thận và tỉ mỉ trong từng hành động. Vì vậy cha mẹ cần đặc biệt chú ý về sự an toàn trong tất cả đồ vật trong gia đình để đảm bảo an toàn nhất có thể. Bỏng nước hay bỏng lửa đều rất nguy hiểm nếu cha mẹ không biết cách xử lý đúng lúc và kịp thời sẽ gây nguy hiểm cho trẻ. Nếu không biết cách phòng tránh và sơ cứu kịp thời cũng sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và thẩm mỹ của bé.