Sự thay đổi tâm lý của bé mới vào mầm non là điều trước nay ít ba mẹ nào để ý đến. Việc thay đổi môi trường sống của bé, thay đổi nếp sinh hoạt hằng ngày. Điều đó sẽ ảnh hưởng tâm lý cũng như sức khỏe của bé. Để bé có thể hòa nhập tốt ba mẹ nên bắt mạch được những tâm lý trẻ mới đi mẫu giáo. Ba mẹ cần có sự chuẩn bị tốt hơn cho bé.
1. Một số thay đổi tâm lý của bé mầm non mới đi học
a. Lo sợ là điều thường gặp của tâm lý bé mới vào mầm non
Từ lúc sinh ra bé đã quen với ngôi nhà thân thương, được chơi món đồ chơi mình thích. Bỗng một ngày bé được đưa đến môi trường mới. Điều dễ gây hoảng sợ và bị sốc đối tâm lý của bé mầm non. Nhiều trường mầm non trong tuần đầu tiên chỉ cho bé đi học một buổi, thậm chí là vài giờ.
Ba mẹ cần lưu ý, nếu thấy bé có trạng thái tâm lý bất ổn trong 1-2 tuần đầu thì là bình thường. Nếu tâm lý này kéo dài Ba Mẹ nên phối hợp cùng trường và cô giáo chăm bé để có cách khắc phục.
b. Cảm giác cô đơn, lạc lõng – cần lưu ý đối với tâm lý của bé mầm non
Đây là một trong những thay đổi tâm lý rất khó nhận biết, nhất là đối với những bé mới vào mầm non lần đầu. Nguyên nhân có thể là do bé sợ, không thể kết bạn hay hòa hợp với môi trường mới.
Ba mẹ không nên để trạng thái bé bị cô đơn lạc lõng kéo dài, sẽ rất nguy hiểm. Trong giai đoạn này, bé sẽ dễ bị tự kỷ hoặc trầm cảm. Lâu ngày bé sẽ bị hạn chế khả năng giao tiếp. Sẽ rất mất thời gian và công sức để bạn đưa bé hòa nhập với môi trường.
Nếu thấy bé đi học về mà không vui vẻ, không kể chuyện ở trường thì nên chú ý tìm ra nguyên nhân.
c. Những rối loạn sinh hoạt hằng ngày
Bên cạnh những ảnh hưởng tâm lý thì rối loạn sinh hoạt như giấc ngủ, ăn uống, ngôn ngữ…Đó cũng là những điều Ba Mẹ lưu ý. Trẻ có thể khó ngủ hoặc ngủ không ngon giấc, hay giật mình. Trẻ có thể biếng ăn, bỏ ăn hoặc hay nôn ói. Trẻ có thể ít nói, thậm chí nói cà lăm…
Tất cả những biểu hiện trên Ba Mẹ lưu ý để giúp trẻ sớm lấy lại cân bằng. Sự quan tâm của Ba Mẹ để nắm bắt được tâm lý của trẻ mới đi mẫu giáo là điều hết sức cần thiết. Điều này giúp việc khắc phục dễ dàng hơn.
2. Giải pháp ổn định tâm lý của bé mới vào mầm non
Bạn cứ thử tưởng tượng cảm giác của bạn lần đầu bước chân vào giảng đường đại học. Lần đầu bạn đi làm, lần đầu bạn ra mắt gia đình người yêu. Thì cảm giác lo sợ cũng như bé mới đi mẫu giáo lần đầu.
a. Quan trọng nhất là chọn trường cho bé
Ba Mẹ nên dành thời gian và lưu tâm hơn cho sự lựa chọn. Lựa chọn tốt sẽ mang lại kết quả tích cực đối với tâm lý của bé. Bên cạnh đó ba mẹ không phải bận tâm hay tốn thời gian tìm kiếm một môi trường mới. Rồi nếu chuyển trường, bé phải làm lại từ đầu. Điều này làm tâm lý của bé mầm non càng khó ổn định hơn.
Vậy một ngôi trường như thế nào là chất lượng? Trường đảm bảo đầy đủ điều kiện vật chất, thầy cô vui vẻ yêu thương bé. Đặc biệt bạn có thể tham khảo những phụ huynh đã có bé học ở trường để có thêm thông tin. Bạn có thể trực tiếp đến trường để có cái nhìn cụ thể và chi tiết hơn.
b. Nói chuyện với bé nhiều hơn trước và sau khi đi học
Để hiểu tâm lý trẻ mới đi mẫu giáo cũng như giảm đi nỗi sợ bạn nên nói chuyện với bé. Bạn có thể nhắc đi nhắc lại con sắp đi học để xem phản ứng của bé thế nào. Con có sợ đi học không? Nếu bé nói sợ bạn tìm cách an ủi bé. Ngày đầu bạn nên ôm hôn bé và hẹn sẽ rước bé. Tất cả để tạo cho bé cảm giác an toàn rằng bạn vẫn bên cạnh bé.
Trao đổi với bé khi về nhà. Hỏi xem bé đi học có vui không? Con có bạn mới nào? Bạn có chơi với con không? Cô giáo có thương con không?….Bạn sẽ nắm được những thứ đang diễn ra và điều chỉnh tâm lý lo sợ hay cô đơn của bé.
c. Trao đổi với thầy cô để hiểu tâm lý của bé mầm non
Nếu bé xuất hiện biểu hiện kể trên bạn có thể trao đổi với cô giáo. Bé cô đơn bạn nên yêu cầu cô chơi với bé hoặc sắp xếp bạn chơi với bé. Đặc biệt thầy cô không nên la mắng gây tâm lý lo sợ cho bé. Việc bạn liên lạc với thầy cô để nắm bắt rõ hơn tình hình của bé.Hiểu rõ hơn tâm lý trẻ mới đi mẫu giáo.
Hành trình nuôi con là cả quá trình dài cần sự yêu thương chia sẻ lắng nghe cũng như kiên trì. Mỗi hạt giống cần chăm sóc và vun bón, trẻ nhỏ cũng vậy. Sự quan tâm chăm sóc của bạn là sự ươm mầm cho tương lai. Qua bài viết này, WIS hi vọng ba mẹ có thêm những kiến thức hữu ích chuẩn bị cho việc đi học của bé trong tương lai.